Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Quảng Nam tổ chức Hội thảo Công bố bộ chữ viết Cơ Tu

T.Nhân - H.Trường - 19:34, 19/03/2025

Ngày 19/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố bộ chữ viết Cơ Tu.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội thảo.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa truyền thống đồng bào Cơ Tu, trong đó có chữ viết. Việc công bố bộ chữ viết Cơ Tu sẽ là nền tảng để đưa bộ chữ Cơ Tu vào giảng dạy trong trường học thời gian tới.

Theo ông Tuấn, từ năm 1956, Ban Cán sự miền Tây đã giao nhiệm vụ cho ông Lê Hồng Mao (Conh Ta Lăng) nghiên cứu hệ thống chữ viết Cơ Tu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Quách Xân (Conh Axơớp). Chữ Cơ Tu được giảng dạy ban đầu tại các trường Zhương (Nam Giang), Za Hung (Đông Giang) và thôn T’ghêy (xã A Vương, Tây Giang).

Đến năm 1965, việc giảng dạy mở rộng tại trường Apăng (xã Sông Kôn, Đông Giang), đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống chữ viết này.

Trong bối cảnh chiến tranh, để kịp thời tuyên truyền chủ trương cách mạng, tờ báo "Gung Dưr" (Vùng lên) bằng chữ Cơ Tu ra đời, góp phần lan tỏa tinh thần đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở các huyện miền núi Quảng Nam.

Quang cảnh Hội thảo Công bố chữ viết Cơ Tu.
Quang cảnh Hội thảo Công bố chữ viết Cơ Tu

"Hệ thống chữ viết Cơ Tu ra đời là bước ngoặt lớn trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc Cơ Tu. Người Cơ Tu gọi đây là chữ cách mạng, bởi nhờ có cách mạng mà dân tộc Cơ Tu mới có chữ viết", ông Tuấn cho biết.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã chú trọng công tác bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết Cơ Tu. Nhiều hội thảo, tọa đàm được tổ chức nhằm hoàn thiện bộ chữ viết, hướng tới việc giảng dạy trong các trường học.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày về quá trình nghiên cứu, kế thừa từ các thế hệ trước để xây dựng bộ chữ viết hoàn chỉnh, thống nhất. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cho biết, sau khi bộ chữ viết Cơ Tu được hoàn chỉnh và công bố, Sở sẽ tiến hành khảo sát, xây dựng phương án cụ thể để sớm phê duyệt và đưa vào giảng dạy trong các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.