Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Quảng Ngãi: Cách làm mới để quảng bá văn hóa truyền thống

Thành Nhân - 09:53, 28/07/2020

Kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng và phong phú với những làn điệu dân ca ta lêu, kachoi da diết của người Hrê; những thanh âm độc đáo của cây đàn kađác, kèn amáp của người Cor;… Nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc đó đang được gìn giữ, phát huy bằng nhiều cách làm sáng tạo.

Các gian hàng đặc sản miền núi tại chợ phiên thu hút được nhiều du khách
Các gian hàng đặc sản miền núi tại chợ phiên thu hút được nhiều du khách

Tỉnh Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, là nơi định cư sinh sống lâu đời của nhiều DTTS như Cor, Hrê... Thời gian qua, các huyện miền núi đã có nhiều giải pháp để bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Như ở Ba Tơ, huyện đã tổ chức hàng chục lớp truyền dạy dân ca, dân vũ; đánh chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào Hrê. Còn tại huyện miền núi Trà Bồng, Đề án “Bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa dân tộc Cor” được đồng bào tích cực hưởng ứng, góp phần lưu giữ, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống.

Cộng đồng người Cor ở Trà Bồng hiện lưu giữ hơn 500 bộ cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống. Địa phương cũng đã phục dựng nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào Cor như: Lễ ăn trâu, lễ mừng lúa mới, lễ ngã rạ...

Nghệ nhân Hồ Văn Biên ở thôn Bắc, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng tâm sự: “Chính việc truyền dạy cho lớp trẻ sẽ giúp những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình không bị mai một. Mình đánh chiêng từ hồi thanh niên đến bây giờ. Bây giờ mình già yếu rồi, mình phải truyền dạy cho thế hệ trẻ gìn giữ, bảo tồn bản sắc, hồn chiêng của người Cor”.

Huyện Sơn Hà cũng có nhiều cách để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Theo bà Đinh Thị Thanh Hường, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, việc bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc, hằng năm được huyện chỉ đạo rất cụ thể và được các địa phương và người dân đồng tình ủng hộ. Qua đó, vừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa mang tính kết nối cộng đồng cùng đoàn kết phát triển kinh tế.

Nhằm đưa những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc của đồng bào vùng cao đến gần hơn với quần chúng Nhân dân, vừa qua, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Khu dịch vụ trải nghiệm văn hóa Thành cổ Quảng Ngãi tổ chức chợ phiên văn hóa miền núi với chủ đề: “Đặc sắc văn hóa dân tộc Hrê”, lần thứ I (ngày 28/6/2020). Ngay lần đầu tiên được tổ chức, chợ phiên độc đáo này thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Tại đây, mọi người tận mắt chiêm ngưỡng tài hoa của các nghệ nhân người Hrê, qua các màn biểu diễn dệt thổ cẩm làng Teng, xem biểu diễn cồng chiêng, nghe đàn  hát dân ca ta lêu, kachoi…  Phiên chợ cũng thu hút 30 gian hàng ẩm thực, sản vật địa phương từ miền núi đến miền biển với nhiều sản phẩm ẩm thực, sản vật địa phương, đồ chế tác - thủ công mỹ nghệ, làm gốm Sa Huỳnh, in tranh Đông Hồ, các trò chơi dân gian và các mặt hàng khác.

Nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng tại chợ phiên Văn hóa miền núi Quảng Ngãi
Nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng tại chợ phiên Văn hóa miền núi Quảng Ngãi

Sau thành công của phiên chợ lần thứ I, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương tổ chức “Chợ phiên Văn hóa miền núi Quảng Ngãi lần thứ II - năm 2020” với chủ đề “Văn hóa Hrê - Âm và Sắc” (ngày 18 - 19/7). Chợ phiên lần II đã tái hiện đậm nét một không gian ngập tràn bản sắc văn hóa dân tộc Hrê.

Nghệ nhân Phạm Văn Sây ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, một trong những người tâm huyết với văn hóa dân tộc cho rằng, việc tổ chức những hoạt động văn hóa cộng đồng như thế, giúp người dân có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú của các dân tộc. Nghệ nhân mong rằng, những phiên chợ như thế này tiếp tục được duy trì và trở thành hoạt động thường niên, quảng bá văn hóa truyền thống của các DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.