Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

T.Nhân-H.Trường - 07:15, 19/03/2024

Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.


Quảng Ngãi đang từng bước phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn
Quảng Ngãi đang từng bước phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan đã tích cực triển khai Chương trình OCOP. Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các chủ thể OCOP tạo nên giá trị sản phẩm OCOP Quảng Ngãi không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà nó còn gắn với câu chuyện sản phẩm, bản sắc, văn hóa con người Quảng Ngãi để sản phẩm OCOP ngày càng được thị trường đón nhận, mang lại thu nhập tốt hơn cho người nông dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình OCOP vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định như: Nhiều địa phương lúng túng trong công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn; nhiều sản phẩm trùng lặp trên cùng một địa phương, sản phẩm tươi sống chưa qua chế biến, sản phẩm mùa vụ, không đủ khả năng cung ứng trên thị trường; các chủ thể còn thiếu vốn để đầu tư, thiếu đất để mở rộng quy mô sản xuất…

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát các sản phẩm OCOP hiện có để tiếp tục hoàn thiện và định hướng phát triển sản phẩm bền vững, nâng hạng sản phẩm. Đối với các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo Bộ tiêu chí OCOP của Thủ tướng Chính phủ, các sản phẩm không có sức cạnh trạnh trên thị trường,... thì phải có giải pháp, kể cả loại bỏ, không tiếp tục duy trì là sản phẩm OCOP; quan tâm nâng cao công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.

Hội đồng OCOP cấp huyện phải có thành viên là đại diện các cơ quan, đơn vị chuyên ngành để hỗ trợ đánh giá đúng thực chất, đúng quy định, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng chung trên địa bàn tỉnh, tránh chạy theo số lượng

Tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan kiểm soát các nguyên liệu đầu vào tạo nên sản phẩm OCOP; đối với các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương, có giải pháp hướng đến phát triển vùng nguyên liệu được cấp mã vùng nuôi, trồng; rà soát các sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 5 sao và phấn đấu năm 2024 có ít nhất 01 sản phẩm đạt OCOP 5 sao; nghiên cứu tổ chức học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố trong nước về Chương trình OCOP, nhất là các tỉnh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao.

Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi Mỗi sản phẩm OCOP là một câu chuyện kể (sân khấu hóa), thi sáng tạo về mẫu mã bao bì sản phẩm,... theo hướng trọng tâm, trọng điểm và đặc sắc, kết hợp quảng bá du lịch địa phương. Sản phẩm OCOP thể hiện tính đặc sắc cả về chất lượng và văn hóa.

Giao Sở Công Thương là đơn vị đầu mối của tỉnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của tỉnh; thực hiện hỗ trợ xây dựng các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; đối với các sở, ngành, địa phương: Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP phải có ý kiến thống nhất của Sở Công Thương trước khi triển khai thực hiện.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng cũng yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, các cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép các hoạt động của mình để hỗ trợ tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.