Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Quảng Ngãi: Giáo dục vùng DTTS và miền núi đang có những bước phát triển mới

Thành Nhân - 17:14, 08/04/2023

Từ nhiều năm nay, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành Giáo dục các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS, qua đó tạo được những bước phát triển mới cho giáo dục miền núi.

Cơ sở vật chất giáo dục khu vực miền núi được tỉnh Quảng Ngãi tập trung đầu tư khang trang
Cơ sở vật chất giáo dục khu vực miền núi được tỉnh Quảng Ngãi tập trung đầu tư khang trang

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất

Xác định, việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục miền núi, là một trong những yếu tố "đòn bẩy" góp phần phát triển nguồn nhân lực DTTS, từ năm 2019 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã dành khoảng 115 tỷ đồng để đầu tư, bổ sung đủ thiết bị học tập, cải thiện cơ sở vật chất cho các điểm trường, đáp ứng yêu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh.

Trong đó, từ năm 2022, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ngãi đã đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho 3 trường THPT: Ba Tơ, Minh Long, Tây Trà (Trà Bồng) và Trường THCS - THPT Phạm Kiệt (Sơn Hà). Với nhiều hạng mục được xây dựng, sửa chữa như nhà bán trú, công trình vệ sinh, nước sạch, khu nhà bán trú học sinh, thư viện... Qua đó, tạo môi trường học tập ngày càng tốt hơn cho học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ông Nguyễn Ngọc Thái - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cho biết: Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung, cơ sở vật chất dạy và học ở các huyện miền núi đã được cải thiện đáng kể. Thời gian tới, ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi. Trong đó, tập trung thực hiện Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. 

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT, năm 2023, ngành sẽ triển khai đầu tư cơ sở vật chất cho các trường THPT: Đinh Tiên Hoàng (Sơn Tây), Phạm Kiệt (Ba Tơ) và THPT Trà Bồng. Đầu tư các hạng mục phục vụ chuyển đổi số trong giáo dục, phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh DTTS; nâng cao chất lượng dạy và học đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và thực hiện nội dung xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS là giúp các em học sinh DTTS thành thạo tiếng Việt và yêu tiếng Việt.
Một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS là giúp các em học sinh DTTS thành thạo tiếng Việt và yêu tiếng Việt.

Để các em thêm yêu tiếng Việt

Đồng thời với việc đầu tư cơ sở vật chất, một mục tiêu quan trọng khác để nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, là giúp các em học sinh DTTS thành thạo tiếng Việt và yêu tiếng Việt. Để thực hiện được điều này, ngành GD&ĐT Quảng Ngãi đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025”.

Mục tiêu của Đề án là, tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người DTTS, bảo đảm các em có các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.

Cô Đinh Thị Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Trà Sơn (huyện Trà Bồng) cho biết: Toàn trường có hơn 95% học sinh là người đồng bào DTTS. Đa số học sinh thường nhút nhát, ngại giao tiếp. Do đó, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp các em hình thành các kỹ năng giao tiếp với mọi người.

Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh, nhà trường lồng ghép việc dạy tiếng Việt vào tất cả các hoạt động, từ các buổi học, giờ ăn, giờ chơi, thông qua các hình ảnh trực quan, sinh động. Ngoài phát âm bằng tiếng Việt, các cô giáo còn dùng cả tiếng dân tộc của các em (tiếng Co) để diễn đạt cho các em hiểu. Qua đó, giúp học sinh luyện nói, luyện nghe và thực hành các kỹ năng hỏi, đáp bằng tiếng Việt.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thái - hằng năm Sở đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý, phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp với học sinh DTTS. Ngoài ra, các trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Việt... để tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, nhất là ở bậc mầm non và tiểu học, giúp trẻ học tốt ở bậc học cao hơn.

"Ngành Giáo dục phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em là người DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi", Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Ngọc Thái cho hay.

Tin cùng chuyên mục
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.