Chị Nguyễn Thị Thị, ngụ thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa chia sẻ: Gia đình vốn thuộc diện hộ nghèo, không may lại có con bị nhiễm chất độc da cam. Hai năm qua, con chị được Trung tâm chăm sóc nên chị tạm yên tâm dành thời gian đi làm kiếm tiền, đắp đổi qua ngày.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ngãi đã gửi văn bản đến các cơ quan chức năng nhằm có hướng tháo gỡ khó khăn cho Trung tâm. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các đơn vị, cá nhân hỗ trợ kinh phí để duy trì quỹ ổn định mới có thể đưa Trung tâm có thể hoạt động trở lại.
ông Đặng Văn Thinh Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ngãi
“Kể từ khi Trung tâm đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, tôi rất buồn, lo lắng vì cuộc sống bị đảo lộn, chưa biết xoay sở ra sao. Giờ tôi chỉ mong Trung tâm hoạt động trở lại” - chị Thị cho biết.
Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng được thành lập năm 2011. Mỗi năm có hằng trăm nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam được đưa đến đây để hỗ trợ phục hồi chức năng. Đã có nhiều trường hợp được chăm sóc, phục hồi tốt nên đã được trở về hòa nhập cùng cộng đồng. Tuy nhiên, ngày 29/10 vừa qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn thông báo tạm dừng các hoạt động tại Trung tâm kể từ ngày 1/11/2024 do thiếu kinh phí.
Theo ông Đặng Văn Thinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua có nhiều cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng Hội giúp đỡ về tinh thần, vật chất cho nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh. Trong đó có nhiều tổ chức, cá nhân chung tay hỗ trợ kinh phí để Trung tâm hoạt động.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc vận động kinh phí chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam ngày càng khó khăn. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Ngãi hiện nay không còn đủ khả năng đảm bảo hỗ trợ cho người chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tại Trung tâm. Do đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ngãi quyết định tạm dừng hoạt động của Trung tâm kể từ ngày 1/11 đến khi vận động được kinh phí.
“Hội đã gửi văn bản đến các cơ quan chức năng nhằm có hướng tháo gỡ khó khăn cho Trung tâm. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các đơn vị, cá nhân hỗ trợ kinh phí để duy trì quỹ ổn định mới có thể đưa Trung tâm có thể hoạt động trở lại”, ông Thinh cho biết.
Theo ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở huyện đều đã có chế độ theo quy của Nhà nước. Trước mắt, để tạo điều kiện tốt hơn cho các nạn nhân da cam, UBND huyện Tư Nghĩa sẽ vận động kinh phí hỗ trợ Trung tâm 50 triệu đồng mỗi năm; giúp Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh duy trì hoạt động của Trung tâm. Về lâu dài, UBND huyện sẽ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng bên liên quan rà soát, đánh giá lại. Nếu có đủ các điều về mặt pháp lý, địa phương sẽ đề xuất các hình thức bố trí kinh phí để duy trì hoạt động của Trung tâm.
Năm 2024, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng có 15 em, trong đó có 9 em thuộc diện hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hiện mỗi tháng, đơn vị cần khoảng 11 triệu đồng để trả công cho 3 người quản lý, hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân. Việc Trung tâm phải tạm dừng hoạt động từ ngày 1/11/2024 sau 13 năm hoạt động khiến các gia đình có con em đang được chăm sóc tại đây rất lo lắng.