Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Quảng Ninh: Sức hút từ sản phẩm OCOP vùng DTTS

Nghĩa Hiệp - 11:04, 02/06/2020

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được chọn thí điểm Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 402 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản phẩm OCOP được sản xuất tại vùng DTTS và miền núi đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách.
Các sản phẩm OCOP vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách.

Trước sự đa dạng về sản phẩm, mức độ cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, các sản phẩm OCOP vùng DTTS, miền núi đang tạo ra sức hút với nhiều khách hàng. Thông qua các hội chợ OCOP do tỉnh Quảng Ninh tổ chức hằng năm, các sản phẩm OCOP của từng địa phương có cơ hội được tiếp cận với khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Chị Trần Thị Lan, phường Nam Đồng, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng kể: “Chị đi du lịch đúng thời điểm khai mạc Hội chợ OCOP tỉnh Quảng Ninh. Chị rất chú ý đến những gian hàng của các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Móng Cái,... “Đây là những gian hàng bày bán các sản phẩm nông sản vùng DTTS. Không chỉ sản phẩm vùng miền được gia đình tôi yêu thích, mà cách bán hàng tại đây cũng rất đặc biệt, những người bán hàng mặc trang phục dân tộc truyền thống, tạo cho chúng tôi cảm giác như được đi chợ phiên vùng cao giữa lòng thành phố”, chị Lan cho hay.

Qua tìm hiểu tại Quảng Ninh các sản phẩm như: Miến dong (Bình Liêu); thịt khau nhục (Móng Cái); chân giò nướng ba miền (Đầm Hà), trà hoa vàng (Ba Chẽ)… hiện đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Bà Lặng Thị Lý, 60 tuổi, dân tộc Sán Dìu, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Miến dong Bình Liêu (bản Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu) cho biết: Mỗi lần diễn ra Hội chợ OCOP, tôi thường bán hết 1 - 2 tấn miến dong thành phẩm. Tại HTX, mỗi ngày chúng tôi xuất bán ra thị trường 600 - 900kg, đến các siêu thị, chợ lớn… Năm 2020, miến dong làm ra đến đâu hết đến đó, hiện đang không đủ cung cấp cho thị trường do sản lượng dong mùa vừa qua bị kém chất lượng. Vì thế, HTX quyết tâm giảm lượng hàng, không chạy theo lợi nhuận mà đánh mất thương hiệu. Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm lá vối Bình Liêu để cung ứng ra thị trường.

Chỉ tính riêng Hội chợ OCOP hè 2020 vừa diễn ra tại Quảng Ninh (từ 15 - 21/5), Hội chợ đã đón 120.000 lượt khách tới thăm quan, mua sắm, doanh thu ước tính đạt trên 12 tỷ đồng, trong đó, có đến gần 60% doanh thu thuộc về các gian hàng OCOP vùng DTTS, miền núi của tỉnh Quảng Ninh.

Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tỉnh Quảng Ninh đang tập trung chỉ đạo tái khởi động trở lại các hoạt động khôi phục sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Tỉnh Quảng Ninh hiện có 402 sản phẩm OCOP, trong đó có 138 sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, kết nối cung - cầu trên cả nước và quốc tế.

Tỉnh Quảng Ninh đang tập trung chỉ đạo tái khởi động trở lại các hoạt động khôi phục sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Tỉnh Quảng Ninh hiện có 402 sản phẩm OCOP, trong đó có 138 sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao”.

Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất