Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Quảng Ninh: Tưng bừng khai hội Xuân Ngọa Vân

Mỹ Dung - 15:46, 30/01/2023

Ngày 30/1, tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân 2023. Lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân, Phật tử, du khách thập phương tham dự.

Lễ Khai hội Xuân Ngọa Vân 2023
Lễ Khai hội Xuân Ngọa Vân 2023

Hệ thống chùa, am, tháp Ngọa Vân là những kiến trúc phật giáo lớn của Thiền phái Trúc Lâm được hình thành vào đầu thế kỷ XIV thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Quần thể di tích am - chùa Ngọa Vân nằm trên núi cao “Bảo Đài sơn” ở phía Tây dãy núi Yên Tử - cánh cung Đông Triều, ngày nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều.

Am, chùa Ngọa Vân là thánh địa linh thiêng của Phật giáo Trúc Lâm - nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, hóa Phật. Ngọa Vân là 1 trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013).

Nghi lễ Gióng trống khai hội Xuân Ngọa Vân năm 2023
Nghi lễ Gióng trống khai hội Xuân Ngọa Vân năm 2023

Lễ hội Xuân Ngọa Vân được tổ chức thường niên vào ngày 9 tháng Giêng và diễn ra đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Tại Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân năm 2023 diễn ra nhiều hoạt động độc đáo: Phần nghi lễ cầu quốc thái, dân an; gióng trống - thỉnh chuông khai hội...

Lễ hội là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, với ý nghĩa hướng về cội nguồn; đồng thời là dịp để các tầng lớp Nhân dân, Phật tử, du khách hành hương về Ngọa Vân, Đông Triều - vùng đất Phật trời Nam để dâng hương, kính lễ, tri ân công đức to lớn của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh những giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, cầu phúc, cầu tài cho một năm an lạc.

Các đại biểu và du khách về dự Lễ khai hội
Các đại biểu và du khách về dự Lễ khai hội

Đây cũng là dịp để tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức cho Nhân dân và du khách thập phương về tầm quan trọng, giá trị to lớn của Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại thị xã Đông Triều; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.