Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo mang lại hiệu quả kinh tế cao

Như Ý - 09:10, 19/07/2021

Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý, hiệu quả kinh tế cao nhưng rất khó nuôi trồng. Để trồng đông trùng hạ thảo hiệu quả bà con cần nuôi trồng theo quy trình khép kín từ khâu phân lập, lai tạo chủng giống. Sau đó nhân sinh khối, đưa vào nuôi trồng, thu hoạch và bảo quản nhằm giữ được chất lượng tốt nhất. Quá trình nuôi trồng được tiến hành theo 4 giai đoạn sau mời bà con tham khảo.

Đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu quý hiếm rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu quý hiếm rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Giai đoạn 1: Bắt đầu nuôi sợi

Bước đầu tiên chúng ta sẽ cấy giống đông trùng hạ thảo vào các lọ cơ chất.

Chuyển tới phòng tối và đảm bảo điều kiện môi trường: độ ẩm dao động từ 75 – 80%, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C, chú ý cần phải ủ kín.

Sau khoảng 10 – 12 ngày, các sợi nấm sẽ ăn kín toàn bộ bề mặt của môi trường sinh khối. Lúc này ta sẽ đưa tất cả lọ cơ chất sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Tạo quả thể

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, các lọ cơ chất sẽ được đưa tới phòng chiếu sáng để kích thích tạo quả thể. Lúc này cần điều chỉnh nhiệt độ khoảng từ 18 – 20 độ C và độ ẩm dao động từ 75 – 80%. Mỗi ngày cần chiếu sáng 12 giờ với cường độ 1000 Lux.

Chú ý: Cần mở cửa phòng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút vào sáng sớm và chiếu tối để không khí trong phòng nuôi được lưu thông. Sau thời gian 2 tuần, các sợi nấm sẽ dần xuất hiện trên bề mặt môi trường sinh khối. Lúc này tiếp tục sang giai đoạn thứ 3.

Giai đoạn 3: Tiến hành nuôi quả thể

Ở giai đoạn 3 ta cần thay đổi môi trường cũng như điều kiện lưu trữ ở các lọ cơ chất. Nhiệt độ được giữ nguyên, tăng độ ẩm lên khoảng 80 – 85%. Mỗi ngày vẫn cần chiếu sáng 12 giờ nhưng giảm cường độ chiếu xuống còn 700 Lux.

Vẫn cần lưu thông không khí bằng cách mở cửa phòng 2 lần vào sáng và chiều. Trong giai đoạn 3, kỹ thuật viên cần thường xuyên theo dõi mỗi ngày để kịp thời phân loại cũng như loại bỏ các lọ cơ chất bị mốc. Sau 2 tháng, các ngọn nấm trùng thảo sẽ mọc dài ra và xuất hiện bào tử nấm.

Khi ngọn có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch đông trùng hạ thảo.
Khi ngọn có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch đông trùng hạ thảo.

Giai đoạn 4: Thu hoạch

Khi ngọn có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch đông trùng hạ thảo. Mở nắp bình, dùng kéo cong cắt ngọn xuống sát mặt cơ chất hoặc dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra. Muốn tận thu đợt 2 đối với các bình còn nguồn cơ chất, người nuôi phải thu hoạch trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc cho các bình nuôi. Sau khi thu hoạch thì dùng nilon bịt kính lại miệng bình tiếp tục đưa vào phòng nuôi để thu hoạch lần 2.

Chú ý: Để đảm bảo nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo thành công, phòng nuôi trồng phải đảm bảo các điều kiện như vô trùng, có độ sáng và thoáng tự nhiên, có bổ sung hệ thống chiếu sáng và giàn giá để đặt bình nuôi. Bên cạnh đó, cần trang bị thêm hệ thống phun sương (tự động) tạo độ ẩm cần thiết (70-85%) và hệ thống làm lạnh để giữ nhiệt độ ổn định (18-200C)./.

Tin cùng chuyên mục
Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Trong thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi. Việc thay đổi thời tiết cũng tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này, bà con cần thực hiện một số biện pháp sau.