Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Quy trình trồng cây địa liền hiệu quả

Như Ý - 04:43, 31/08/2024

Địa liền là cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Từ lâu đời loại thảo dược này được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng... Cây địa liền dễ trồng và dễ sống tuy nhiên để có được năng suất củ cao nhất chúng ta cần phải trồng đúng kĩ thuật, kết hợp chăm sóc cẩn thận.

(Tổng hợp) Quy trình trồng cây địa liền hiệu quả

Thời vụ và mật độ trồng

Trồng tháng 2 - 4, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Nếu trồng nơi đất trống ở ruộng: Mật độ 25.000 cây/ha ; khoảng cách 20 x 20cm.

Trồng trong vườn hộ hoặc dưới tán rừng 3 - 4 cây/m2.

Kỹ thuật nhân giống và chọn giống

Củ địa liền thường thu hoạch vào tháng 12, được làm sạch rễ và đất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đến thời vụ, tách từng củ đem ra trồng, đến tháng 3 củ bắt đầu nhú mầm.

Lượng giống trung bình từ 80 đến 90 kg/360 m² (2.500kg/ha), chọn củ không bị sâu đem trồng, có thể bổ hốc hoặc trồng theo hàng. Hiện nay, địa liền có 3 giống đang trồng phổ biến là địa liền tía, địa liền trắng và địa liền giống Trung Quốc.

(Tổng hợp) Quy trình trồng cây địa liền hiệu quả 1


Chọn giống từ những cây có nhiều củ, cho năng suất cao, cây khoẻ mạnh sinh trưởng tốt. Chọn củ sạch bệnh, không bị đứt chém, không sần sùi, củ đồng đều. Chọn những củ già có chiều dài từ 3,0 - 4,0cm, đường kính 2,0 - 2,5cm, trọng lượng ≥ 5 g. Các củ con sau khi thu hoạch để riêng không cần rửa, rải củ ra trên nền bếp, sàn nhà hay vỉa hè nơi khô, thoáng, mát để ra giêng đem trồng.

Chuẩn bị đất trồng

Địa liền có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng cần phải tơi xốp, chỗ trồng cao ráo, thoát được nước và đầy đủ ánh sáng. Cây hơi chịu bóng nên có thể trồng xen kẽ với các loại cây khác. Ở các vườn nhỏ thuộc hộ gia đình, trong điều kiện bị che bóng một phần thì cây vẫn sinh trưởng tốt.

Trồng trong vườn hộ và dưới ruộng: Làm đất toàn diện bằng cách xới hoặc cày sâu 15 - 20cm, đất sau đó được đập nhỏ, dọn hết cây cỏ. Làm luống cao 20 - 30cm, rộng 1 - 1,2m, trên luống có đánh rãnh, rãnh sâu 12 - 15cm.

Trồng dưới tán rừng: Làm đất theo băng dọc theo đường đồng mức bằng cách cuốc hoặc cày theo bằng sâu 15 - 20cm, dọn sạch cỏ, đất đập nhỏ.

(Tổng hợp) Quy trình trồng cây địa liền hiệu quả 2

Kỹ thuật trồng cây địa liền

Khi địa liền đã nảy mầm, xếp vào rổ hay sọt đem đi trồng. Dùng tay đặt từng nhánh trên rạch đã chuẩn bị sẵn, mỗi nhánh đặt cách nhau 20-25cm.

Sau đó phủ một lớp đất mịn dày 1-1,5cm lên phía trên, dùng tay lèn chặt đất xung quanh. Có thể phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên mặt luống để giữ ẩm.

Vào những ngày nắng nóng nên tưới nước để giữ ẩm cho đất và chú ý làm công tác thoát nước để tránh bị ngập úng vào mùa mưa.

Sau trồng 1 tháng cây đã có lá thật, cần làm cỏ kết hợp vun gốc và bón phân cho cây phát triển tốt nhất.

Khi cây mọc được 2 lá thì kết hợp dùng phân hữu cơ, phân bò, phân gà để bón cho cây. Đến giai đoạn hình thành củ thì bón thúc thêm kali.

Nếu trồng với 1ha thì lượng phân bón gồm: Phân chuồng hoai mục 15 đến 20 tấn, supe lân 800 đến 850kg, đạm ure 300 đến 350kg, kali 200 đến 250kg. Cần bón lót toàn bộ phân chuồng + supe lân.

Ngoài ra, sau mỗi đợt làm cỏ chia đều lượng phân đạm và kali để bón cho cây từ 2 đến 3 lần/năm.

(Tổng hợp) Quy trình trồng cây địa liền hiệu quả 3

Phòng trừ sâu bệnh

Cây địa liền ít sâu bệnh hại, thường xuất hiện sâu ăn lá, sâu cuốn lá, rệp; có thể dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học phun trừ.

Ngoài ra, địa liền cũng thường gặp bệnh đốm mắt cua hại lá, xuất hiện vào tháng 8 - 9. Bệnh thường do một loại nấm gây hại, vết bệnh hình tròn, đường kính 0,5 - 3cm, màu nâu thẫm. Trên cây thiếu nước bệnh đốm lá hại nặng có thể toàn bộ lá bị cháy rụi sau 2 - 3 ngày. Cây bị bệnh hại nặng giai đoạn củ bánh tẻ đến già nếu toàn bộ lá bị cháy khô củ cũng bị thối hỏng.

Để phòng trừ tốt bệnh này cần thực hiện phun phòng bệnh là chính: Phun phòng bằng các loại thuốc nội hấp chất lượng cao như: Ridomin gold 68WG; Carbenzim 50EC; Cure supe 300EC; Til-supe 300EC; Anvil 5EC.... Ngoài ra địa liền còn bị bệnh thối củ, phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc như: Anvil, casumil, manage, Somec…

(Tổng hợp) Quy trình trồng cây địa liền hiệu quả 4

Thu hoạch

Thu hoạch củ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, dùng cuốc hoặc thuổng đào xung quanh, nhẹ nhàng lấy cả bụi lên cẩn thận, tránh làm đứt thân củ, loại bỏ lá khô và rễ con, rửa thân củ bằng nước sạch. Nếu củ để làm giống thì không nên rửa củ.

Bảo quản bằng cách sau khi đào củ về rửa sạch, để ráo nước, thái phiến dày 3 – 4mm, phơi khô trên nắng nhẹ.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.