Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Quyền của người dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm

Hoàng Nhung - Xuân Hải - 05:27, 02/12/2023

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, trong những năm qua, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, giải quyết vấn đề dân tộc nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

Bài chính luận. (BCĐ- CĐ Thông tin Đối ngoại) : Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh tại cơ sở

Các thế lực thù địch, phản động vẫn đang kiên trì với các thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để gia tăng sự chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để từ đó gây mâu thuẫn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ trước đến nay, mưu đồ xuyên suốt của thành phần phản động luôn là xuyên tạc, chống phá các chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện âm mưu đó, chúng lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai, phong tục, tập quán còn lạc hậu và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời chúng tìm mọi cách khoét sâu, gây chia rẽ, điển hình là những thông tin sai lệch, bịa đặt, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất của 54 dân tộc. Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển, nhưng mỗi dân tộc đều có văn hóa truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục… tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Là một quốc gia đa dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 14%, hầu hết đồng bào các dân tộc sinh sống ở địa bàn miền núi, biên giới… nơi có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, nhận thức rõ tầm quan trọng ấy nên Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định giải quyết vấn đề dân tộc nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng là thước đo của sự tiến bộ và phát triển xã hội, coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, trong những năm qua, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Quyền bình đẳng của các dân tộc được ghi nhận và khẳng định trong các bản Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ. Trong Hiến pháp năm 2013, bản hiến pháp nâng tầm chế định về quyền con người, quyền công dân, khi đề cập đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, khẳng định: “Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Hiến pháp năm 2013 nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Cũng theo Hiến pháp năm 2013, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Bài chính luận. (BCĐ- CĐ Thông tin Đối ngoại) : Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số 2
Các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng bảo tồn và phát huy.

Có thể khẳng định rằng, từ trước đến nay, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm, thúc đẩy quyền của các DTTS. Hiện nay, theo thống kê, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và 97 luật, bộ luật, với gần 300 điều có liên quan đến công tác dân tộc. Đã có hàng trăm chính sách đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS được ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay, phần lớn chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Đây là chương trình mục tiêu quốc gia có nguồn lực đầu tư lớn nhất từ trước đến nay đang được cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai quyết liệt và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Tất cả các chính sách đều tập trung vào việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và dân sự cho tất cả các dân tộc chính là biểu hiện việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam. Người DTTS được hưởng toàn bộ các quyền con người, quyền công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài ra còn được hưởng những quyền ưu tiên đặc thù theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.


Bài chính luận. (BCĐ- CĐ Thông tin Đối ngoại) : Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số 3
Tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta

Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, các địa phương vùng trong cả nước, nhất là vùng DTTS luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tập trung đẩy mạnh công tác vận động quần chúng ở vùng có đông đồng bào tôn giáo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; kịp thời thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho chức sắc, chức việc để thông qua đó tuyên truyền trong quần chúng tín đồ.

Nhiều địa phương đã chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền bằng hai thứ tiếng, để phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào. Chính quyền các địa phương luôn bảo đảm sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đúng Hiến chương và điều lệ của các tổ chức tôn giáo; giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Các lễ hội tôn giáo được diễn ra bình thường; hoạt động phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển chức sắc, tín đồ tôn giáo được giải quyết nhanh chóng; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo được duy trì và mở rộng; việc in ấn kinh sách và xuất bản các ấn phẩm khác liên quan đến tôn giáo được thực hiện thường xuyên, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tổ chức tôn giáo; việc xây dựng, tu bổ, sửa chữa cơ sở thờ tự tôn giáo được quan tâm giải quyết thỏa đáng theo quy định của pháp luật.

Bài chính luận. (BCĐ- CĐ Thông tin Đối ngoại) : Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số 4
Trẻ em Dân tộc thiểu số được quan tâm, chăm sóc toàn diện trên các lĩnh vực

Những kết quả to lớn của quá trình thực hiện các chính sách dân tộc của Việt Nam, cùng sự nhất quán trong quan điểm bình đẳng, đoàn kết dân tộc là minh chứng sinh động khẳng định: Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số.

Đó là cơ sở để thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, là động lực mạnh mẽ của tiến trình phát triển đất nước hiện nay. Từ chủ trương, đường lối, các quyết sách quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đến những hình ảnh chân thực, sinh động thể hiện tình cảm, sự quan tâm, gắn bó sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với bà con các dân tộc cũng như niềm tin yêu của bà con với Đảng, Nhà nước, với các đồng chí lãnh đạo đã bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.