Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.

Ngày hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 là một sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, tôn vinh và bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS tại huyện A Lưới.
Ngày hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 là một sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, tôn vinh và bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS tại huyện A Lưới. Ảnh MN

Ngày từ sáng sớm (29/3/2025) tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, Lễ khai mạc Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" đã diễn ra trong không khí trang trọng và phấn khởi. Chương trình do huyện A Lưới tổ chức. Một trong những điểm nhấn của Ngày hội là cuộc thi Ẩm thực truyền thống. Tại không gian Nhà Chung, các đội thi đến từ nhiều xã, thị trấn đã thể hiện tài nghệ nấu nướng của mình qua những món ăn đậm đà bản sắc vùng cao. Những món ăn không chỉ được chế biến cầu kỳ mà còn được thuyết minh ý nghĩa, giúp người tham dự hiểu hơn về văn hóa ẩm thực đặc trưng của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu. Các đội thi từ nhiều xã, thị trấn đã trình diễn những món ăn đặc trưng như cơm lam, canh đốt mặng, thịt nướng ống tre.

Ẩm thực của đồng bào các DTTS được giới thiệu, quảng bá tại Ngày hội
Ẩm thực của đồng bào các DTTS được giới thiệu, quảng bá tại Ngày hội

Dọc tuyến đường từ Nhà Chung đến Nhà Tà Ôi, không gian trưng bày sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương, đồ thủ công mỹ nghệ. Các hợp tác xã, tổ hợp tác du lịch, các hộ kinh doanh đã tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm và kết nối với các doanh nghiệp, công ty lữ hành nhằm phát triển du lịch cộng đồng. Chị Lê Thị Hóa, ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới chia sẻ: "Tôi rất vui khi có cơ hội giới thiệu món ăn dân tộc đến du khách. Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện đời sống và phong tục của người vùng cao".

Trong khuôn khổ Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới", hoạt động tái hiện các lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đặc biệt là lễ hội truyền thống của ba dân tộc chính tại huyện A Lưới như Lễ hội Âr Pục (Đoàn kết) của người Pa Cô – diễn ra tại không gian làng Pa Cô.

Lễ hội Âr Pục (Đoàn kết) của người Pa Cô – diễn ra tại không gian làng Pa Cô.
Lễ hội Âr Pục (Đoàn kết) của người Pa Cô – diễn ra tại không gian làng Pa Cô. (Ảnh Hoàng Trung)

Lễ hội Âr Pục là nghi thức nhằm gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các gia đình trong làng. Mở đầu lễ hội, già làng thực hiện nghi thức cúng Giàng (thần linh) để cầu mong mùa màng bội thu, gia đình hòa thuận. Sau đó, người dân cùng nhau buộc chỉ cổ tay – một phong tục thể hiện sự gắn bó, chúc nhau sức khỏe và may mắn. Kết thúc nghi lễ, người dân cùng nhau uống rượu cần, nhảy múa xung quanh bếp lửa trong tiếng cồng chiêng rộn ràng.

 Lễ hội Cúng Dâng Dèng được táo hiện tại làng Tà Ôi. Lễ hội này tôn vinh nghề dệt Dèng – một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Tà Ôi. Lễ cúng diễn ra ngay tại không gian trưng bày vải Dèng, với nghi thức dâng lễ vật lên thần linh để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho nghề dệt phát triển. Các nghệ nhân dệt Dèng cũng thực hiện một phần nghi thức trình diễn dệt vải ngay tại không gian lễ hội, giúp du khách hiểu rõ hơn về quá trình tạo nên những tấm vải Dèng tinh xảo.

Lễ hội Cúng Dâng Dèng của người Tà Ôi tại không gian làng Tà Ôi.
Lễ hội Cúng Dâng Dèng của người Tà Ôi tại không gian làng Tà Ôi. (Ảnh Hoàng Trung)
Lễ hội truyền thống của các dân tộc được tái hiện với các tiết mục biểu diễn mang đậm bản sắc văn hóa.
Lễ hội truyền thống của các dân tộc được tái hiện với các tiết mục biểu diễn mang đậm bản sắc văn hóa. (Ảnh MN)

Lễ hội Ân Ninh của người Cơ Tu tại làng Cơ Tu. Đây là lễ hội tạ ơn thần linh đã ban phước lành cho dân làng, thường gắn liền với mùa màng và chăn nuôi. Người dân chuẩn bị các lễ vật như cơm lam, thịt gà, rượu cần để dâng lên thần linh. Điểm nhấn của lễ hội là màn trình diễn múa tâng tung da dá – điệu múa truyền thống của người Cơ Tu, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đất trời. Các nghệ nhân vừa múa vừa đánh trống, tạo nên không khí sôi động và cuốn hút.

Già làng Hồ Văn Mói, ở xã Hồng Thượng chia sẻ: "Chúng tôi rất vui khi thấy lớp thế trẻ quan tâm đến tục lệ truyền thống. Mỗi nghi thức đều mang đến giá trị văn hóa đặc sắc và niềm tin tốt lành cho cộng đồng".

Lễ hội Ân Ninh của người Cơ Tu tại không gian làng Cơ Tu.
Lễ hội Ân Ninh của người Cơ Tu tại không gian làng Cơ Tu. (Ảnh Hoàng Trung)

Sau mỗi nghi thức lễ hội, các nghệ nhân tiếp tục trình diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ ngay tại không gian tổ chức, mang đến trải nghiệm sống động cho người tham dự. Những điệu nhảy, tiếng khèn bè, tiếng trống chiêng hòa quyện vào nhau, giúp du khách cảm nhận rõ nét không gian văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào vùng cao A Lưới.

Một điểm nhấn thú vị khác của Ngày hội là không gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Tại đây, du khách có thể thưởng thức những làn điệu dân ca, những bài chiêng, trống của đồng bào, cùng những điệu múa đặc trưng phản ánh đời sống lao động và sinh hoạt thường ngày. Ngoài hoạt động văn hóa, Ngày hội còn góp phần quảng bá du lịch A Lưới. Ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "A Lưới có tiềm năng du lịch rất lớn. Ngày hội là cơ hội giúp bà con kết nối sản phẩm, thu hút du khách và thuán lợi cho phát triển kinh tế".

(Bài CTV) Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao 6
Các nghệ nhân, già làng tái hiện lễ hội, mang đến cho du khách góc nhìn độc đáo về văn hóa các DTTS.
Các nghệ nhân, già làng tái hiện lễ hội, mang đến cho du khách góc nhìn độc đáo về văn hóa các DTTS.

Không khí Ngày hội càng thêm phần sôi động với các trò chơi dân gian và thể thao truyền thống, diễn ra tại sân Nhà Chung. Các hoạt động này không chỉ là dịp để người dân thể hiện sự khéo léo, mạnh mẽ mà còn giúp bảo tồn và phát huy những trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào.

Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người tham dự. Đây không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là cầu nối để quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Với sự đa dạng và phong phú trong các hoạt động, Ngày hội đã mang đến bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp, làm sống dậy nét đẹp truyền thống của đồng bào vùng cao A Lưới.

Không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa bản địa, những Lễ hội như “Sắc xuân vùng cao A Lưới” còn nhằm kết nối, quảng bá điểm đến du lịch A Lưới đến với mọi người, thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương và nâng cao đời sống đồng bào.

(Bài CTV) Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao 8
Lễ hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” góp phần kết nối và quảng bá du lịch A Lưới.
Lễ hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” góp phần kết nối và quảng bá du lịch A Lưới.

Được biết, A Lưới hiện có 6 làng du lịch cộng đồng, 25 điểm du lịch đang khai thác phát triển khá tốt, trong đó Làng Văn hóa các DTTS A Lưới là điểm đến mới nhất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Toàn huyện cũng có 36 cơ sở lưu trú (27 homestay; 9 nhà nghỉ), với các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang ngày càng được chuyên nghiệp hóa. Năm 2024, ước đạt 75.000 lượt khách đến A Lưới. Trong đó, khách nội địa ước đạt 65.000 lượt, khách quốc tế ước trên 10.000 lượt. Khách lưu trú lưu trú, ước đạt 9.000 lượt. Thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, ngày hội “Sắc Xuân vùng cao A Lưới” là cơ hội rất tốt để quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, cảnh quan, con người, du lịch A Lưới cùng các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dự kiến, ngày hội sẽ thu hút khoảng 10.000 lượt người dân, du khách đến trải nghiệm.

(Bài CTV) Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao 10
Du khách khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo, hòa mình vào không khí lễ hội rộn ràng và thưởng thức những đặc sản địa phương hấp dẫn.
Du khách khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo, hòa mình vào không khí lễ hội rộn ràng và thưởng thức những đặc sản địa phương hấp dẫn.

Về lâu dài, để duy trì và phát triển ổn định, bền vững du lịch A Lưới nói chung, làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới nói riêng, cần kết nối, xúc tiến kêu gọi đầu tư, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, phương án lưu trú gắn các trải nghiệm văn hóa, kiến trúc, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ, trải nghiệm ẩm thực, các mô hình du lịch ngày và đêm trên vùng đất miền sơn cước. Từ đó góp phần hỗ trợ, kết nối các điểm du lịch khác trên địa bàn huyện để hấp dẫn và giữ chân du khách lưu trú dài ngày, nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa và cải thiện sinh kế, thu nhập của đồng bào nơi đây.

Trưng bày các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số tại Ngày hội.
Trưng bày các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số tại Ngày hội.
Tin cùng chuyên mục
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.