Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Sắc màu 54
Sắc xuân ngày tết cổ truyền người Mông ở Sơn La
Thùy Anh
-
18:30, 29/12/2022
Bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Chạp hằng năm, khi những bông mận nở trắng xóa trên nương, thóc ngô đã đầy kho, là lúc đồng bào Mông ở Sơn La và nhiều tỉnh khu vực Tây Bắc lại nhộn nhịp đón Tết cổ truyền. Tết của đồng bào Mông chỉ diễn ra trong 3 ngày, nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản trên, bản dưới ở các xã vùng cao của người Mông đã nhộn nhịp không khí đón Xuân.
Tweet
10-01-2021
Rộn ràng Ngày hội "Tết Mông xuống phố"
24-12-2019
Tết truyền thống của đồng bào DTTS: Cần có những chính sách cụ thể
Hầu hết phụ nữ Mông ai cũng biết thêu thùa, may vá. Những lúc rảnh rỗi, họ lại tranh thủ mang vải ra thêu để ngày tết người thân của họ ai cũng có bộ quần áo mới
Người Mông giã bánh dày vào ngày 30 tết. Bánh được làm từ gạo nếp nương của mỗi gia đình tự trồng. Đồng bào đồ gạo thành xôi rồi giã thủ công, nên bánh rất trắng và dẻo.
Theo quan niệm của người Mông, bánh càng to, càng tròn thì cuộc sống của họ sẽ càng đủ đầy và sung túc. Mỗi gia đình người Mông thường làm hàng trăm cái bánh để ăn tết và tặng cho khách đến chơi nhà ngày Xuân
Người Mông có phong tục “30 tết lợn, mùng 1 tết gà”. Có nghĩa là đồng bào sẽ mổ lợn trước ngày tết rồi treo lên gác bếp, để dành cho mâm cơm đãi khách ngày tết. Trong lễ cúng, đồng bào chỉ dùng thịt gà
Trong lễ cúng tết, người Mông làm 2 mâm. Mâm đầu cúng 1 con gà luộc (gà trống đã biết gáy - PV) và 1 bát cơm để mời “bàn thờ” (tức là Thổ công Thổ địa - PV). Mâm thứ hai để mời ông bà tổ tiên, gồm 1 bát cơm và 1 bát canh thịt con gà mái
Đôi chân và đầu của 2 con gà đồng bào để lại, rồi mời người trưởng họ hoặc người có uy tín, nhiều kinh nghiệm về tâm linh trong bản đến xem giúp, để biết trong năm tới cần tránh điều gì và cần làm gì để cả gia đình được viên mãn nhất
Đối với người Mông ở Mộc Châu, lễ cúng ông bà tổ tiên thực hiện vào ngày nào, thì đồng bào mới tính đó là ngày gia đình ăn tết. Đồng bào sẽ tính toán sắp xếp ngày sao cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình, không nhất thiết phải ăn tết vào một ngày cố định như Tết Nguyên đán của người Việt
Theo quan niệm của người Mông, tất cả mọi vật, cả cây cối, đều có linh hồn, nên đầu năm mới đồng bào sẽ thắp hương ở 9 nơi trong gian nhà, đồng thời dán giấy tiền vàng mới cho các phương tiện, dụng cụ lao động, cửa nhà, bếp, cửa chuồng của các con vật nuôi để thể hiện lòng biết ơn và cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Trong 3 ngày tết, người Mông không ăn rau. Đồng bào quan niệm rằng nếu ăn rau, thì nương rẫy cả năm sẽ nhiều cỏ. Cho nên trong mâm cơm đãi khách chỉ có bánh dày, cơm, các món từ thịt và rượu
Trong ngày tết truyền thống, đồng bào Mông thường quân quần, vui múa hát và chơi những trò chơi dân gian cùng nhau
Ném “pao” là trò chơi dân gian mà từ người già đến trẻ nhỏ cứ ngày lễ, ngày vui là cùng nhau chơi
Ném “pao” vừa để rèn luyện đôi tay đôi mắt và cũng là cách các chàng trai cô gái người Mông làm quen, hẹn hò với nhau
Một trò chơi dân gian mà bất kỳ cậu bé người Mông nào cũng biết chơi và rất yêu thích, là trò đánh “tù lu”. Các cậu bé đánh “tù lu” để thể hiện sức khỏe, độ khéo léo của mình trong việc đẽo gọt “tù lu”
Không khí tết sum vầy của bản Mông đã làm cho cây cải ra hoa, mận đào nở bông, con chim xây tổ và trai bản đón người con gái mình yêu về làm vợ. Người Mông chỉ tổ chức cưới hỏi cho con vào tháng Giêng. Đồng bào kiêng mùa mưa và cho rằng tiếng sấm sét sẽ làm cho cô dâu chú rể trở nên hung dữ hơn
Tết truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Nên soi chiếu như di sản văn hóa đặc sắc
tết cổ truyền
người Mông
Sơn La
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Đón Tết Hồ Sự Chà với đồng bào Hà Nhì
Tết Gioi của đồng bào Mường huyện Tân Sơn, Phú Thọ
Tết A Za của đồng bào Pa Kô
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024
Kon Tum: Tập huấn, bồi dưỡng về văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa
Bắc Hà (Lào Cai): Chuẩn hóa du lịch cộng đồng từ thành quả xây dựng nông thôn mới
Đặc sắc Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình năm 2024
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...
Lung linh “phố núi” A Nôr
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại
"Chữa bệnh" cho chiêng
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng