Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sản phẩm OCOP thúc đẩy kinh tế Bắc Giang phát triển

Vân Khánh - 08:04, 13/05/2024

Trên nền tảng những kết quả đã đạt được, năm 2024 Bắc Giang tập trung phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Bắc Giang phấn đấu năm 2024 lũy kế tối thiểu có 350 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Bắc Giang phấn đấu năm 2024 lũy kế tối thiểu có 350 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc văn hoá địa phương

Bắc Giang là địa phương nằm trong top đầu cả nước về số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang, lũy kế đến hết năm 2023, Bắc Giang có 290 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, tăng 85 sản phẩm so với năm 2022. Trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 24 sản phẩm 4 sao, 263 sản phẩm 3 sao.

Toàn tỉnh có 177 chủ thể OCOP (trong đó, 141 chủ thể hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 23 cơ sở sản xuất).

Các sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển vượt bậc. Tiêu biểu có thể kể tới sản phẩm nem nướng Liên Chung của Hợp tác xã Nem nướng Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã đạt OCOP 4 sao.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thế Hải, Giám đốc HTX Nem nướng Liên Chung, đây là món ăn truyền thống, mang đặc trưng vùng miền gắn bó nhiều đời nay với người dân Liên Chung. Sản phẩm có nguyên liệu chính từ thịt lợn được tuyển chọn kỹ càng, trộn với thính gạo tẻ rang giã nhỏ rồi ủ chua, kết hợp với hương vị đặc trưng của lá ổi bánh tẻ, hạt tiêu, lá chuối. Với nét đặc trưng và là món ăn có từ lâu đời, nhất là sau khi đạt chứng nhận OCOP, nên sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến. Hiện nay, trung bình hợp tác xã sản xuất và cung ứng ra thị trường từ 5-6 tấn/tháng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 17-20 lao động với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Việc thường xuyên tham gia các chương trình hội chợ, góp phần quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Việc thường xuyên tham gia các chương trình hội chợ, góp phần quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ngoài nem nướng Liên Chung, trên địa bàn huyện Tân Yên còn rất nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng, trong đó phải kể tới sâm Nam núi Dành.

Theo ông Nguyễn Viết Toàn, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, những năm qua, huyện đã triển khai đề án "Phát triển sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2027". Hiện Tân Yên có hơn 80 ha trồng sâm tập trung thành vùng sản xuất tại các xã Việt Lập, Liên Chung, An Dương, Quang Tiến. Các xã vẫn đang đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân, hợp tác xã mở rộng diện tích.

Đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Được biết, củ sâm Nam núi Dành trên thị trường có giá bán từ 1,5-2 triệu đồng/kg, hoa sâm khô từ 0,8-1 triệu đồng/kg (ước tính đạt hơn 6 tỷ đồng/ha/chu kỳ sản xuất).

Phát triển OCOP theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Trên nền tảng những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang phấn khởi cho biết, năm 2024 tỉnh tập trung phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Theo đó, Bắc Giang phấn đấu năm 2024 lũy kế tối thiểu có 350 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, xây dựng, phát triển ít nhất 2 sản phẩm đủ điều kiện đánh giá 5 sao cấp quốc gia.

Để đạt mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND triển khai Chương trình OCOP năm 2024. Theo đó, năm 2024, UBND tỉnh dự kiến phân bổ khoảng 20,9 tỷ đồng nhằm thực hiện các nội dung Kế hoạch. Trong đó, tập trung rà soát đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện có, định hướng các tổ chức kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng.

Sâm Nam núi Dành là sản phẩm OCOP nổi tiếng trên địa bàn huyện Tân Yên, Bắc Giang.
Sâm Nam núi Dành là sản phẩm OCOP nổi tiếng trên địa bàn huyện Tân Yên, Bắc Giang.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương bao gồm: Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, chính quyền, tỉnh Bắc Giang kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả Chương trình OCOP, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.