Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Sóc Trăng: Đưa du lịch nông thôn thành sản phẩm OCOP

Song Vy - 10:17, 01/09/2020

Sau một năm triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), Sóc Trăng đã có 42 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, với 75 sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, hình ảnh sản phẩm. Đáng chú ý, tỉnh đang xây dựng để ra mắt sản phẩm OCOP về du lịch nông thôn, với đặc trưng đậm chất miền Tây Nam bộ trong năm 2020 này.

Sản phẩm OCOP của Sóc Trăng đã khẳng định được thương hiệu.
Sản phẩm OCOP của Sóc Trăng đã khẳng định được thương hiệu.

Sóc Trăng là địa phương có nhiều sản vật nông, lâm, thủy sản đặc trưng được nhiều người biết: như gạo ST 24, ST 25; gạo tài nguyên (huyện Thạnh Trị); trà mãng cầu các vị (thị xã Ngã Năm); bưởi da xanh, bưởi năm roi, vú sữa tím (huyện Kế Sách); nấm rơm đóng hộp (huyện Châu Thành); bánh in, mè láo (huyện Mỹ Xuyên)… Việc phát triển sản phẩm OCOP từ hình thức du lịch nông thôn sẽ mang đến doanh thu tốt hơn cho chủ cơ sở; vừa là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh của tỉnh, vừa giải quyết được lao động nông thôn tại chỗ.

Ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Với mục tiêu đưa các sản phẩm du lịch vào Chương trình OCOP, đơn vị đang phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tập trung hướng dẫn cho 2 chủ thể, là điểm du lịch Chợ nổi Ngã Năm (thị xã Ngã Năm) và Khu du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên (huyện Cù Lao Dung) hoàn thiện thêm các tiêu chí, bảo đảm về tính cộng đồng cũng như các điều kiện đón tiếp khách.

Hiện tại, để Khu du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên đủ tiêu chuẩn công nhận sản phẩm OCOP du lịch nông thôn, ngành Du lịch cũng như nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang hướng dẫn, hỗ trợ để Khu du lịch hoàn thiện về hạ tầng, nhằm bảo đảm các tiêu chí theo quy định.

Ông Trần Quang Cần, Giám đốc Khu du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên cho biết, Khu du lịch được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2019, gồm phòng lưu trú; khu ăn uống, với những đặc sản của xứ cù lao. Đặc biệt, để tạo điểm nhấn riêng, sản phẩm quà lưu niệm tại Farmstay Sân Tiên ngoài các loại hải sản đặc trưng thì còn có sản phẩm “Tôm một gió” đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.

“Sau khi Khu du lịch đi vào hoạt động, tôi được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chính quyền địa phương vận động làm sản phẩm OCOP du lịch nông thôn. Hiện, tính theo thang điểm, Khu du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên đã đạt 3 sao. Tôi sẽ cố gắng để cuối năm 2020, Farmstay Sân Tiên sẽ là sản phẩm OCOP du lịch nông thôn đầu tiên của tỉnh”, ông Trần Quang Cần cho biết.

Theo ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, triển khai Chương trình OCOP, ngành Nông nghiệp tỉnh nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành tích cực từ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, OCOP Sóc Trăng về cơ bản đã khẳng định được những hiệu quả tích cực trong việc lan tỏa thương hiệu riêng của từng địa phương, tăng cường sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường.

“Chương trình OCOP còn giải quyết tốt bài toán việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn và nâng cao thu nhập cho nông hộ. Đây là yếu tố quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi hai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh”, ông Quyết khẳng định.

Tính từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 75 sản phẩm được đánh giá, với 42 chủ thể, trong đó có 51 sản phẩm 3 sao, 24 sản phẩm 4 sao. Trong đợt đánh giá, xếp hạng cuối tháng 6/2020, có 8 sản phẩm (gồm gạo ST 24, gạo tài nguyên Phú Khang, đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, nấm linh chi thái lát, trà mãng cầu hương vị đậm đà, trà mãng cầu hương vị thuần túy, trà mãn cầu túi lọc và nấm rơm đóng hộp) đã được Hội đồng OCOP cấp tỉnh chấm điểm và thống nhất nâng hạng từ 4 sao lên 5 sao, đạt các yêu cầu do Trung ương quy định và đề xuất Hội đồng Trung ương nâng cấp.


Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.