Nhảy sạp tại Ngày hộiTheo ông Hoàng Khắc Tiệp - Chủ tịch UBND huyện Nho Quan, Trưởng ban Tổ chức Ngày hội, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan hằng năm không chỉ mang ý nghĩa của một sự kiện văn hóa, mà quan trọng hơn còn là dịp để các chủ thể văn hóa, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc được tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc mình.
Chơi đánh cù tại Ngày hộiQua đó, lan tỏa niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, từng cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập và phát triển để từ đó những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ tiếp tục được vun đắp ngày càng sâu sắc và phong phú hơn.
Thi kéo co tại Ngày hộiĐây đồng thời cũng là cơ hội để huyện miền núi Nho Quan tiếp tục đẩy mạnh quảng bá giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch của địa phương đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.
Bắn nỏ tại Ngày hộiTrong thời gian diễn ra Ngày hội, Nhân dân và du khách được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, đắm mình trong bản giao hưởng của đại ngàn với âm thanh trầm hùng vang vọng của cồng chiêng, rộn ràng của trống hội, các làn điệu dân ca dân vũ mượt mà đằm thắm; thưởng thức các món ẩm thực độc đáo; tham quan, mua sắm các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm đặc trưng của địa phương tại không gian trưng bày triển lãm hình ảnh, hiện vật với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử".
Đẩy gậy tại Ngày hộiĐược biết, Nho Quan là nơi sinh sống của 28 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã được biết đến là miền đất cổ, được bồi tụ bởi nhiều lớp trầm tích văn hóa, là cái nôi của phong trào cách mạng và sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú với 317 di sản văn hóa vật thể, 110 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di sản Mo Mường đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.