Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tạ Thùy Trang đăng quang Hoa khôi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” năm 2022

Văn Hoa - Tuấn Ninh - 09:40, 26/04/2022

Tại đêm Chung khảo cuộc thi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” năm 2022, diễn ra tối ngày 25/4, thí sinh Tạ Thùy Trang, số báo danh 08 đã đăng quang danh hiệu Hoa khôi.

20 thí sinh xuất sắc lọt vào vòng Chung khảo “Người đẹp miền cao nguyên đá” năm 2022
20 thí sinh xuất sắc lọt vào vòng Chung khảo “Người đẹp miền cao nguyên đá” năm 2022

Hội thi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” do Tỉnh đoàn Hà Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang và UBND huyện Mèo Vạc phối hợp tổ chức. Hội thi là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn tỉnh Hà Giang về "Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai tỉnh Hà Giang năm 2022 và đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".

Giây phút đăng quang danh hiệu Hoa khôi “Người đẹp miền cao nguyên đá” năm 2022 của thí sinh Tạ Thùy Trang
Giây phút đăng quang danh hiệu Hoa khôi “Người đẹp miền cao nguyên đá” năm 2022 của thí sinh Tạ Thùy Trang

Hội thi nhằm tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của người con gái miền Cao nguyên đá nói riêng, vẻ đẹp của mảnh đất, con người tỉnh Hà Giang nói chung. Đồng thời, tìm kiếm những gương mặt xuất sắc đại diện nét đẹp truyền thống của người con gái miền Cao nguyên đá. Cụ thể: Vẻ đẹp trí tuệ, lòng nhân ái và sự thông hiểu văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang, vẻ đẹp ngoại hình; đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước, mong muốn bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch, văn hóa của tỉnh.

Thông qua hội thi, tăng cường truyền thông về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang và các địa điểm du lịch tại địa phương.

Hoa khôi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” Tạ Thùy Trang tỏa sáng trong bộ trang phục dân tộc
Hoa khôi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” Tạ Thùy Trang tỏa sáng trong bộ trang phục dân tộc

Sau hơn 1 tháng phát động, Hội thi đã sơ tuyển được 33 thí sinh đủ điều kiện dự thi: Có độ tuổi 18 - 25; là nữ thanh niên có quê quán Hà Giang, đang sinh sống, học tập trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trải qua các vòng sơ khảo, đo nhân trắc học, thi tài năng, 20 thí sinh nổi bật nhất đã vào vòng Chung khảo.

Từ ngày 21 - 24/4, 20 thí sinh lọt vào vòng Chung khảo đã tham gia các hoạt động ngoại khóa, quảng bá du lịch, các hoạt động thiện nguyện tại 4 huyện vùng cao là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Trong đó, có Lễ tặng cờ và chào cờ tại cột cờ Lũng Cú, tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông; tham gia dọn vườn tạp của các hộ dân, thăm, tặng quà Trường Mầm non Khâu Vai; tìm hiểu chia sẻ về văn hóa địa phương; tham gia tọa đàm "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên”.

Hoa khôi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” Tạ Thùy Trang tỏa sức trẻ với màu áo xanh tình nguyện
Hoa khôi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” Tạ Thùy Trang tỏa sức trẻ với màu áo xanh tình nguyện

Đêm Chung kết và trao giải Hội thi diễn ra tối 25/4 tại sân vận động huyện Mèo Vạc. Các thí sinh đã tham gia các phần thi trình diễn trang phục áo dài, trang phục truyền thống.

Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao tặng danh hiệu “Người đẹp Cao nguyên đá” đối với 3 thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba. Giải Nhất thuộc về thị sinh Tạ Thùy Trang. Ngoài ra, còn có các giải cá nhân: Người đẹp tài năng; người đẹp trình diễn trang phục áo dài truyền thống; người đẹp trình diễn trang phục Dân tộc truyền thống; người đẹp thân thiện, nhân ái; người đẹp ứng xử hay nhất.

Tạ Thùy Trang sinh năm 2004, số báo danh 08, đến từ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã trở thành cô gái xuất sắc và tỏa sáng nhất, xứng đáng với danh hiệu Hoa khôi của Hội thi năm nay.

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.