Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tân Lạc (Hòa Bình): Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS

Hà Vy - 08:44, 04/12/2024

Với địa bàn là vùng miền núi khó khăn, tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Nhiều chương trình tuyền truyền về bình đẳng giới được phát động tại huyện Tân Lạc. Ảnh: ĐVCC
Nhiều chương trình tuyên truyền về bình đẳng giới được phát động tại huyện Tân Lạc. Ảnh: ĐVCC

Tân Lạc là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, người DTTS chiếm 89,37% dân số. Đến nay, theo phân định khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025, huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn, có 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó 5 xã đặc biệt khó khăn và 26 xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I.

"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là Dự án số 8 trong 10 dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Dự án hướng tới đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.

Qua đó đặt mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Lạc luôn chú trọng và quan tâm thực hiện tốt công tác này. Hiện nay, tại các xã hưởng lợi từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719 đã thành lập 70 tổ truyền thông cộng đồng; 1 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng công nghệ; 10 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi; 10 mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng.

Bà Bùi Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Lạc, cho biết: Hội đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống, tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Hàng năm, Hội tổ chức nhiều chương trình giao lưu, hội thi, nói chuyện chuyên đề, các chiến dịch truyền thông... với nội dung về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, đối với các đối tượng cần được quan tâm như phụ nữ DTTS, học sinh, các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn... Hội LHPN huyện Tân Lạc đã tập trung phối hợp cùng các ban, ngành, tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền đến từng thôn, bản; tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm, giao lưu chia sẻ về bình đẳng giới tại các đơn vị trường học.

Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về bình đẳng giới của Hội phụ nữ huyện Tân Lạc, Hoà Bình.
Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về bình đẳng giới của Hội phụ nữ huyện Tân Lạc, Hoà Bình.

Nhờ triển khai tốt các chính sách dân tộc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, trong đó phải kể đến công tác phụ nữ và trẻ em. Những năm gần đây trên địa bàn huyện Tân Lạc chưa ghi nhận trường hợp bạo hành phụ nữ, bạo hành gia đình xảy ra cần cơ quan chức năng phải vào cuộc. Tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường và có điều kiện để học tập đầy đủ.

Chị Hoàng Thị Hoa (40 tuổi, trú huyện Tân Lạc), cho biết: “Nhờ công tác tuyên truyền, vận động của hội phụ nữ địa phương về bình đẳng giới mà hiện nay tôi đã nắm được vấn đề về bình đẳng, các quyền, luật cho phụ nữ để đứng lên chống lại nạn phân biệt, đối xử để và dành cho mình những công việc mong muốn”.

Theo chị Hoa, do hiểu hơn về các quyền dành cho phụ nữ nên cuộc sống đã thay đổi rất nhiều. Trước đây không dám đứng lên phản kháng nhưng giờ hiểu luật, biết luật bảo vệ phụ nữ nên cũng không còn sợ sệt như trước. Cùng với đó, khi đã hiểu thì chị cùng với các chị em phụ nữ khác cũng tích cực đi tuyên truyền, phổ biến kiến thức để nhiều người biết hơn.

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.