Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tăng cường công tác triển khai thực hiện và giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia

Nguyễn Hoa - 11:47, 13/12/2022

Ngày 12/12, tại Tp. Rạch Giá (Kiên Giang), Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong công tác triển khai thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi” khu vực Tây Nam Bộ.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Chủ trì Hội thảo có: Ts. Lê Mậu Nhiệm - Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam; Phạm Thanh Hùng - Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Kiên Giang. Cùng dự có lãnh đạo, cán bộ Ủy ban MTTQ các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Hội thảo là dịp để MTTQ các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện và giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư ở vùng đồng bào DTTS, đồng thời tiếp tục phát huy vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Hội thảo đã nhận được 17 tham luận của các đại biểu và MTTQ các tỉnh tham dự. Các tham luận đánh giá kết quả đã đạt được trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa ở các địa phương được thụ hưởng từ các chương trình, dự án đầu tư trong thời gian qua. Đặc biệt là kết quả đạt được trên các lĩnh vực: Xây dựng nông thôn mới, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giảm nghèo bền vững, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe...

Các tham luận đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Chương trình còn khá mới mẻ nên chưa có sự kế thừa kinh nghiệm triển khai; việc tiếp cận các dự án còn chậm; các biểu mẫu, văn bản triển khai, thực hiện khá nhiều. Việc hướng dẫn xây dựng kinh phí thực hiện còn chậm; thời gian triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình trong năm 2022 quá ngắn, nên còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc đảm bảo sự đồng bộ về quy định cơ chế chính sách tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. Quy mô nội dung Chương trình lớn, bởi được tích hợp từ 118 chính sách. Địa bàn thực hiện chính sách là vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn…

Ts. Lê Mậu Nhiệm - Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Ts. Lê Mậu Nhiệm - Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Ts. Lê Mậu Nhiệm đề nghị MTTQ các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm tạo sự thống nhất cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao trong các tầng lớp Nhân dân. Trong thực hiện Chương trình, cần chú trọng công tác phối kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tăng cường công tác tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện Chương trình theo từng vùng miền. Biên soạn tài liệu hướng dẫn và ứng dụng công nghệ số trong công tác triển khai thực hiện và giám sát Chương trình…

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo giúp cho Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có thêm các kết quả từ thực tiễn để tiếp tục bổ sung, xây dựng nội dung, phương hướng phù hợp hơn trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đối với hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp trong thời gian tới.  

Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.