Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tây Giang (Quảng Nam) tổ chức Liên hoan cồng chiêng, múa tân tung da dá

T.Nhân - H.Trường - 07:03, 01/08/2024

Ngày 5/8 tới đây, UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) tổ chức Liên hoan các câu lạc bộ trình diễn trống, chiêng và múa tân tung da dá năm 2024.

Ngày 31/7, ông Arất Blúi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, Liên hoan lần này có sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân, diễn viên. Đây là sự hứa hẹn đem đến cho du khách những màn trình diễn đặc sắc, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, các câu lạc bộ trình diễn trống, chiêng và múa tân tung da dá trên địa bàn sẽ chọn một chủ đề, nội dung phần thi của đơn vị mình về lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Cơ Tu, như: Khai năm Tạ ơn rừng, Mừng Gươl mới, Mừng lúa mới…

Liên hoan cồng chiêng, múa tân tung da dá nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu.
Liên hoan cồng chiêng, múa tân tung da dá nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu

Ban Tổ chức khuyến khích khai thác những tiết mục vừa có thể khai thác tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách du lịch, vừa bảo tồn bản sắc văn hoá tốt đẹp, vừa tạo ra thu nhập cho địa phương thông qua du lịch văn hoá cộng đồng.

Mỗi câu lạc bộ tham gia từ 10 - 25 người, tham gia các tiết mục như hòa tấu nhạc cụ truyền thống, múa tân tung da dá về một lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Cơ Tu. Cùng với biểu diễn, các câu lạc bộ có lời thuyết minh tóm tắt, ngắn gọn về những điểm nổi bật trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, phát triển kinh tế xã hội, giới thiệu tiềm năng về văn hóa, về du lịch đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương.

“Liên hoan lần này nhằm khôi phục, bảo tồn, gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa, lễ hội, âm nhạc, điệu múa truyền thống tốt đẹp, nhân văn của đồng bào Cơ Tu. Qua đó, giáo dục cho các thế hệ trẻ hiểu biết về những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng và du lịch xanh của địa phương trong những năm tới”, ông Blúi chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.