Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Tây Nguyên: Thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng chống cháy rừng

Lê Hường - Ngọc Cường - 05:09, 20/04/2021

Đang là cao điểm của mùa khô, thời tiết nắng nóng, nguy cơ cháy rừng ở Tây Nguyên rất cao. Nhiều địa phương trong khu vực đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở mức cực kỳ nguy hiểm và triển khai nhiều biện pháp mạnh phòng chống cháy rừng (PCCR), trong đó truy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng trong khu vực quản lý.

Cán bộ kiểm lâm VQG Yok Đôn tuần tra
Cán bộ kiểm lâm VQG Yok Đôn tuần tra

Tỉnh Đăk Lăk hiện có hơn 514.900ha diện tích đất có rừng. Theo ông Đỗ Xuân Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy đến các đơn vị trực thuộc, các chủ rừng và địa phương; yêu cầu chủ động xây dựng, triển khai phương án cụ thể. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác PCCR của các chủ rừng, để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh; đồng thời xử lý những đơn vị lơ là đối với công tác này.

Không chỉ rừng ở Đăk Lăk, mà tất cả các tỉnh Tây Nguyên hiện nay đều đang ở chế độ cảnh báo mức nguy hiểm. Các địa phương triển khai nhiều biện pháp đề cao cảnh giác nguy cơ phòng cháy, chữa cháy rừng

Tại Kon Tum, ngay đầu năm 2021, ông Lê Ngọc Tuấn,Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum  đã ký chỉ thị, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành; chủ tịch UBND huyện và các đơn vị chủ rừng triển khai các biện pháp trọng tâm phòng cháy chữa cháy rừng. Xác định công tác bảo vệ, PCCR là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi, địa bàn mình quản lý…

Cán bộ kiểm lâm chủ động kiểm tra việc phát dọn khu vực giáp ranh giữa rẫy của người dân và rừng
Cán bộ kiểm lâm chủ động kiểm tra việc phát dọn khu vực giáp ranh giữa rẫy của người dân và rừng

Chỉ thị còn nêu rõ, việc thực hiện phương án PCCR, đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thực hiện công tác tu sửa, hoặc làm mới đường băng cản lửa và có phương án chữa cháy rừng cụ thể, phù hợp với từng khu vực, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm vùng IV (đơn vị quản lý bảo vệ rừng 11 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên) cho biết: Để thực hiện hiệu quả công tác PCCR, bảo vệ rừng, từ đầu năm, đơn vị đã gửi văn bản đến Chi cục kiểm lâm của các địa phương, đề nghị kiểm tra, hướng dẫn xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy ở các cấp và từng chủ rừng; xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng để bố trí nguồn lực đảm bảo ngăn chặn; cung cấp thông tin dự báo nguy cơ cháy rừng, các điểm báo cháy rừng đến chính quyền cơ sở, chủ rừng trong phạm vi quản lý.

Ngoài ra, đơn vị còn đề nghị Chi cục kiểm lâm 11 tỉnh, thuộc vùng thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy rừng, lên sẵn phương án để ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống cấp bách khi xảy ra cháy, đặc biệt là khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Tin cùng chuyên mục
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.