Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tết Ngô của người Cống Lai Châu góp mặt vào Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Hà Minh Hưng - 18:39, 06/11/2023

Người Cống ở Lai Châu có dân số khoảng hơn 2000 người sống tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tết Ngô còn có tên gọi khác là Tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống. Tết Ngô là dịp báo ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà…

Hằng năm, khi mùa mưa bắt đầu, người Cống ở Lai Châu lại háo hức chuẩn bị cho Tết Ngô. Không ai biết Tết Ngô có từ bao giờ, chỉ biết rằng dù hiện nay người Cống đã có thóc gạo để ăn, không còn phải ăn ngô nữa, nhưng Tết Ngô vẫn là nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của họ.
Hằng năm, khi mùa mưa bắt đầu, người Cống ở Lai Châu lại háo hức chuẩn bị cho Tết Ngô. Không ai biết Tết Ngô có từ bao giờ, chỉ biết rằng dù hiện nay người Cống đã có thóc gạo để ăn, không còn phải ăn ngô nữa, nhưng Tết Ngô vẫn là nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của họ.
Theo phong tục, sáng sớm ngày 1/6 (âm lịch), ngày đầu tiên của tết cổ truyền, mọi người diện những bộ trang phục mới và đẹp nhất đến sân nhà văn hóa bản để chuẩn nghi thức cúng Tết Ngô.
Theo phong tục, sáng sớm ngày 1/6 (âm lịch), ngày đầu tiên của tết cổ truyền, mọi người diện những bộ trang phục mới và đẹp nhất đến sân nhà văn hóa bản để chuẩn nghi thức cúng Tết Ngô.
Lễ vật cúng Tết Ngô do dân bản cùng nhau đóng góp gồm: Thịt lợn, thịt gà, cơm ngô, bánh ngô, nấm rừng, rau bí luộc và cua. Người Cống quan niệm, cua là con vật bảo vệ mùa màng. Khi hạt ngô gieo xuống đất, mọc mầm, chim chóc, chuột, sóc đến phá hoại, cua sẽ dùng hai càng của nó đuổi chúng đi.
Lễ vật cúng Tết Ngô do dân bản cùng nhau đóng góp gồm: Thịt lợn, thịt gà, cơm ngô, bánh ngô, nấm rừng, rau bí luộc và cua. Người Cống quan niệm, cua là con vật bảo vệ mùa màng. Khi hạt ngô gieo xuống đất, mọc mầm, chim chóc, chuột, sóc đến phá hoại, cua sẽ dùng hai càng của nó đuổi chúng đi.
Trước tiên, thầy cúng xin thân linh, trời đất chuẩn bị hành lễ.
Trước tiên, thầy cúng xin thần linh, trời đất chuẩn bị hành lễ.
Thầy cúng thắp ba nén hướng báo cáo công việc bản làng trước tổ tiên thân linh, trời đất trong một năm qua.
Thầy cúng thắp ba nén hướng báo cáo công việc bản làng trước tổ tiên thần linh, trời đất trong một năm qua.
Người dân bản làng thực hiện cúi lạy, khi thầy cúng khấn xong.
Người dân bản làng thực hiện cúi lạy, khi thầy cúng khấn xong.
Thực hiện xong nghi lễ, già trẻ, gái trai trong bản cùng nhau trình diễn điệu, tái hiện cảnh lấy nước từ suối, cảnh đuổi thú, săn bắn, làm nương rẫy… các hoạt động thể hiện sinh động đời sống xa xưa của đồng bào Cống.
Thực hiện xong nghi lễ, già trẻ, gái trai trong bản cùng nhau tái hiện cảnh lấy nước từ suối, cảnh đuổi thú, săn bắn, làm nương rẫy… các hoạt động thể hiện sinh động đời sống xa xưa của đồng bào Cống.
Phụ nữ Cống không chỉ giỏi múa, hát mà họ chơi nhạc cụ rất thuần thục thục.
Phụ nữ Cống không chỉ giỏi múa, hát mà họ chơi các loại nhạc cụ rất thuần thục.
Xong phần lễ, người Cống mời khách sản vật được cúng tại phần Lễ và mời vào hội chơi trò chơi dân gian.
Xong phần lễ, người Cống mời khách sản vật được cúng tại phần Lễ và mời vào hội chơi trò chơi dân gian.
 Từ xa xưa khi chưa có đủ gạo ăn như hôm nay, lương thực chính của người Cống là ngô. Bởi thế, ngô là biểu tượng linh hồn trong lễ hội.
Từ xa xưa khi chưa có đủ gạo ăn như hôm nay, lương thực chính của người Cống là ngô. Bởi thế, ngô là biểu tượng chính trong lễ hội.
Tết Ngô của bản người Cống giờ đây đã có sự giao lưu, góp vui của bà con người Si La, người Mảng, người Lự ở các bản bên cạnh. Sân hội ngày một đông, bà con nhảy múa, hát hò và chơi các trò chơi dân gian.
Tết Ngô của bản người Cống giờ đây đã có sự giao lưu, góp vui của bà con người Si La, người Mảng, người Lự ở các bản bên cạnh. Sân hội ngày một đông, bà con nhảy múa, hát hò và chơi các trò chơi dân gian.
Mọi người cùng nối tay thành vòng xòe lớn.
Mọi người cùng nối tay thành vòng xòe lớn.
Ném còn và đánh cầu lông gà là hai trò chơi dân gian quen thuộc của người dân tộc Cống.
Ném còn và đánh cầu lông gà là hai trò chơi dân gian quen thuộc của người dân tộc Cống.