Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Theo chân những người giữ rừng ở Ia Kreng

Thùy Dung - 09:43, 25/03/2020

Để giữ cho những cánh rừng thêm xanh, nhiều năm qua các cán bộ thuộc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã phối hợp với các hộ dân người Jrai nhận khoán chăm sóc rừng phòng hộ để tuần tra, truy quét lâm tặc. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn gắn bó với rừng, ăn ngủ ở rừng để bảo vệ sự toàn vẹn cho những khu rừng.

Cán bộ BQL rừng phòng hộ, người dân nhận khoán tuần tra bảo vệ rừng ở Ia Kreng
Cán bộ BQL rừng phòng hộ, người dân nhận khoán tuần tra bảo vệ rừng ở Ia Kreng

Đến trung tâm “chỉ huy”

Theo lời hẹn trước với các cán bộ, nhân viên thuộc BQL rừng phòng hộ Ia Ly chúng tôi đã có mặt tại bến đò Sê San để theo chân các cán bộ lên rừng. Thuyền nổ máy, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình xuôi dòng về phía “ốc đảo” nơi các cán bộ giữ rừng và các hộ dân nhận khoán chăm sóc rừng đang thực hiện nhiệm vụ giữ rừng.

Ông Vũ Văn Thảo, Phó BQL rừng phòng hộ Ia Ly tâm sự: “Lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ trải dài 7 xã và 1 thị trấn. Xã có diện tích rừng chiếm nhiều nhất là Ia Kreng, là 6.036,7ha. Vị trí địa lý phức tạp do lâm phần trải dài, giáp ranh với 2 huyện của tỉnh Gia Lai là Ia Grai, Chư Păh và huyện Ia Hdrai của tỉnh Kon Tum, vì thế việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ gặp không ít khó khăn”.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ rừng, BQL rừng phòng hộ Ia Ly đã giao khoán hơn 1.200ha rừng cho 40 hộ dân người Jrai của làng Dip thuộc xã Ia Kreng. 40 hộ chia thành 4 nhóm. Các nhóm sẽ thay phiên nhau đi tuần tra bảo vệ rừng. Mỗi lần đi tuần tra rừng sẽ có 1 nhóm gồm 4 người và 1 cán bộ, nhân viên BQL rừng phòng hộ Ia Ly phối hợp đi cùng.

Sau gần 2 giờ trên sông nước, thuyền cập bến, chúng tôi có mặt tại một “ốc đảo” không tên. “Ốc đảo” nằm ở ngã 3 suối Đăk Ly và sông Sê San, thuộc địa phận xã Ia Kreng (Chư Păh) và Ia Khai (Ia Grai). 

Ông Rơ Châm Oal (làng Dip, xã Ia Kreng) cho biết, ông gắn bó với công việc này đã 7 năm. Các thành viên nhận khoán giữ rừng sẽ tự phân chia thành từng nhóm. Mỗi nhóm có 1 tổ trưởng. Các nhóm sẽ luân phiên nhau giữ rừng, nhóm này vào thì nhóm kia về. “Hành trình tuần tra rừng thì phải mang theo cơm nắm, mì tôm đi để ăn, vì đường tuần tra kéo dài 20km. Kể từ khi nhận rừng giao khoán để chăm sóc, chúng tôi luôn túc trực thường xuyên để bảo đảm không xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ”, ông Rơ Châm Oal chia sẻ.

Cá được đánh bắt dưới sông, phục vụ cho bữa ăn hằng ngày của các cán bộ và người dân nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng
Cá được đánh bắt dưới sông, phục vụ cho bữa ăn hằng ngày của các cán bộ và người dân nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng

Ăn ngủ với rừng

Nhận nhiệm vụ giữ rừng hơn 7 năm nay, anh Rơ Châm Đu (làng Dip, xã Ia Kreng) cho biết: “Buổi chiều sau khi đi tuần tra rừng về chúng tôi cùng nhau ăn bữa cơm chiều, ăn xong cũng là lúc trời vừa tối. Ở đây mùa khô thì gió thổi ràn rạt cả ngày, bụi lắm. Mùa này chúng tôi phải chú trọng giữ rừng chứ không dễ xảy ra cháy. Đêm về thì sương xuống lạnh tê tái. Mùa mưa, có những đêm anh em đang ngủ, mưa dông làm rách bạt, gió lốc cuốn hết đồ. Từng ấy năm gắn bó với công việc này, chưa bao giờ chúng tôi có một giấc ngủ trọn vẹn”.

Hành trang mỗi lần lên rừng của các hộ dân và cán bộ giữ rừng cũng chỉ là chai mắm, gói muối và một ít gạo. Họ không mang theo đồ ăn. Họ chủ động trồng rau trên “ốc đảo”. Muốn đổi món thì lên hái rau rừng. Cá được đánh bắt dưới sông. Lâu lâu trong mâm cơm lại có thêm món thịt, đó là do các hộ rủ nhau đi bắt ếch, nhái, sóc… về để đổi món.

“Gắn bó với rừng nhiều năm rồi, công việc có phần cực khổ nhưng mình cũng quen rồi. Anh em đi rừng cũng quen cái chân. Nhiều hôm đi rừng về, đem cho vợ, cho con được con cá đánh trên sông, nắm lá mứa về nấu canh”, ông Rơ Châm Pháo (làng Dip, xã Ia Kreng) chia sẻ.

Chia sẻ về công tác quản lý rừng, ông Vũ Văn Thảo, Phó BQL rừng phòng hộ Ia Ly cho biết: “Để bảo đảm công tác giữ rừng, chúng tôi luôn phân công nhau có mặt tại địa bàn phối hợp với các hộ nhận khoán tuần tra, bảo vệ rừng để tránh các đối tượng xấu phá rừng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức với người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS để tránh nạn phá rừng làm nương rẫy”.

Để bảo đảm công tác giữ rừng, chúng tôi luôn phân công nhau có mặt tại địa bàn phối hợp với các hộ nhận khoán để tuần tra, bảo vệ, kịp thời ngăn chặn các đối tượng xấu phá rừng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân, đặc biệt là người đồng bào DTTS để tránh nạn phá rừng làm nương rẫy”

Ông Vũ Văn Thảo, Phó BQL rừng phòng hộ Ia Ly

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.