Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thí sinh cả nước tự tin bước vào thi tốt nghiệp THPT môn đầu tiên

Minh Nhật - 10:25, 27/06/2024

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2024, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là 1.071.393 (tăng hơn 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023). Thí sinh tự do là 46.978 chiếm 4,38% tổng số thi sinh. Thí sinh đăng ký trực tuyến là 1.014.020 chiếm 94,66% tổng số thí sinh.

Hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024
Hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ là 66.927 thí sinh chiếm 6,25% tổng số thí sinh (Trong đó, Hà Nội có: 21.554 thí sinh; TP. HCM có: 13.076 thí sinh).

Toàn quốc có 2.323 điểm thi (tăng 51 điểm thi so với kỳ thi năm 2023) với tổng số phòng thi là 45.149.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương.

Theo đó, các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 26, 27, 28 và 29/6/2024, chấm thi từ ngày 29/6/2024, công bố kết quả thi vào 8h00 ngày 17/7/2024, xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19/7/2024.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 cũng là lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT đưa vào Quy chế thi danh mục các vật dụng "cấm mang vào phòng thi", gồm: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí và chất gây nổ, gây cháy, tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.

Theo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, mọi trường hợp vi phạm quy định, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ bài thi nào sẽ bị điểm 0 bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài tiếp theo. Đồng nghĩa với việc thí sinh không đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp THPT và không còn cơ hội tham gia xét tuyển đại học năm nay.

Hoà Bình bố trí lực lượng, phương tiện túc trực ở những điểm có nguy cơ ngập nước, sạt lở nhằm hỗ trợ thí sinh đi qua
Hoà Bình bố trí lực lượng, phương tiện túc trực ở những điểm có nguy cơ ngập nước, sạt lở nhằm hỗ trợ thí sinh đi qua

Ứng trực điểm nguy cơ sạt lở

Thời tiết tại một số nơi ở khu vực miền Bắc trong những ngày thi dự báo có mưa nên nhiều tỉnh cử lực lượng, phương tiện túc trực tại những điểm có nguy cơ ngập nước, sạt lở để hỗ trợ thí sinh.

Bà Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Phụ trách Sở GD&ĐT Hoà Bình cho biết: 38 điểm thi tổ chức thi cho gần 10.000 thí sinh. Những ngày sát kỳ thi, thời tiết có mưa nên có thể triển khai phương án đề phòng mưa lũ, đường sạt lở. Theo đó, việc vận chuyển đề thi cũng được tính toán bằng nhiều phương thức khác nhau, với sự hỗ trợ của lực lượng công an đảm bảo an ninh, an toàn. Một số điểm thi có nguy cơ bị sạt lở hay một số cung đường thí sinh phải đi qua suối, ngầm mưa to nước dâng cao đều đã bố trí lực lượng, phương tiện túc trực nhằm hỗ trợ thí sinh đi qua.

"Trước đó, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường khuyến cáo phụ huynh, những em có nhà ở xa điểm thi có thể di chuyển về ở nhà người quen, nhà trọ gần điểm thi trong những ngày thi. Các trường nội trú, chủ nhà trọ gần điểm thi cũng được huy động hỗ trợ thí sinh ở xa”, bà Hường nói.

Tại điểm thi trường Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, Hà Nội)Trời mưa khiến phụ huynh và thí sinh vất vả đến trường thi. Ảnh: Gia Khiêm
Tại điểm thi trường Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trời mưa khiến phụ huynh và thí sinh vất vả đến trường thi. Ảnh: Gia Khiêm

Dự phòng tình huống bất ngờ

Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Quản lí thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu) cho biết, địa phương có một điểm thi cách xa đất liền bố trí tại huyện Côn Đảo với 94 thí sinh dự thi.

Trước đó, địa phương đã tính toán kỹ lưỡng công tác tổ chức, giao nhận đề thi đồng thời đưa cán bộ, giáo viên ra đảo làm công tác thi. Tất cả quy trình được thực hiện dưới sự giám sát, bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng an ninh.

Ngoài ra, kỳ thi năm nay có 1 thí sinh bị gãy tay phải, buộc phải dự thi ở phòng riêng. Sở GD&ĐT báo cáo Bộ GD&ĐT phương án bố trí một giáo viên bộ môn Thể dục vào phòng thi hỗ trợ thí sinh ghi chép bài dưới sự giám sát của cán bộ coi thi. Vấn đề địa phương lo lắng nhất là thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi nên ngoài tuyên truyền, trước ngày thi, tất cả cổng điểm thi được dán thông báo đề nghị thí sinh không mang điện thoại, thiết bị công nghệ vào phòng thi.

Mỗi phòng thi được yêu cầu bố trí đủ bàn ghế cho 24 thí sinh với kích cỡ phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m
Mỗi phòng thi được yêu cầu bố trí đủ bàn ghế cho 24 thí sinh với kích cỡ phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m

Hà Nội chuyển bàn ghế phù hợp kích cỡ

Tại Hà Nội, địa phương có 196 điểm thi, số lượng lớn nhất toàn quốc, ngay sát ngày thi, Sở GD&ĐT triệu tập toàn bộ các trưởng điểm thi để tập huấn, quán triệt lại một lần nữa về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong kỳ thi.

Mỗi phòng thi được yêu cầu bố trí đủ bàn ghế cho 24 thí sinh với kích cỡ phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang.

Phòng thi đảm bảo ánh sáng, thông thoáng và cửa sổ gần nhà dân, gần đường giao thông phải đóng kín trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi, tránh đề bị lộ lọt ra ngoài. Những thí sinh không dự đủ các môn trong bài thi tổ hợp chuẩn bị phòng chờ để các em lưu lại trong suốt thời gian chờ làm môn thi tiếp theo.

Cán bộ coi thi tại điểm thiTtrường THPT Hùng Vương, thị xã Phú Thọ phổ biến quy chế thi cho thí sinh. Ảnh: Hạnh Thuý
Cán bộ coi thi tại điểm thi Trường THPT Hùng Vương, thị xã Phú Thọ phổ biến quy chế thi cho thí sinh. Ảnh: Hạnh Thuý

Ông Phạm Quốc Toản, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các điểm thi lưu ý rà soát các yếu tố có thể làm ảnh hưởng sức khỏe học sinh như: mưa gió cây xanh có thể gãy đổ; hệ thống quạt có bung đinh, dây điện… để có phương án khắc phục kịp thời.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.