Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Khánh Thư - 09:23, 31/10/2024

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.

Ông Bế Văn Hùng (đứng giữa), Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng kiểm tra công tác triển khai Chương trình MTQG 1719 tại cơ sở
Ông Bế Văn Hùng (đứng giữa), Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng kiểm tra công tác triển khai Chương trình MTQG 1719 tại cơ sở

Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng cho thấy, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh là 5.979,081 tỷ đồng. Luỹ kế bố trí vốn từ năm 2021 đến năm 2024 là 3.996,554 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức hàng trăm cuộc giám sát, đánh giá các hoạt động của các Chương trình MTQG trên địa bàn; trong đó, cấp tỉnh đã tổ chức 179 cuộc, cấp huyện tổ chức trên 150 cuộc kiểm tra. Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 6 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với Chương trình MTQG 1719; qua quá trình thanh tra đã phát hiện 5 sai phạm tại các đơn vị, trong đó chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 2 vụ việc và thu hồi trên 131 triệu đồng.

Để các dự án đạt hiệu quả và sử dụng đúng mục tiêu đề ra, từ đó nâng cao đời sống người dân, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai ở cơ sở được tỉnh Cao Bằng chú trọng, trước hết là phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận các cấp.

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, năm 2023, 2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã giám sát tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiều dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh thành lập, duy trì hoạt động 161 Ban Thanh tra Nhân dân với 1.395 thành viên; còn các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) được thành lập theo công trình, dự án trên từng địa bàn. Với Chương trình MTQG 1719, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã lựa chọn 8 công trình, dự án trong giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn các huyện Nguyên Bình, Hà Quảng và Trùng Khánh, thành lập 8 Ban GSĐTCĐ để tổ chức các hoạt động giám sát.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, để bảo đảm các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất, với nhiệm vụ được UBND tỉnh giao chủ trì tham mưu cho tỉnh về Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc thường xuyên bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương để kịp thời tham mưu cho tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở để kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhận diện các khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Cao Bằng khảo sát công trình đường nông thôn Tềnh Bó - Pò Tẻn, xã Cách Linh, huyện Quảng Hòa
Đoàn giám sát HĐND tỉnh Cao Bằng khảo sát công trình đường nông thôn Tềnh Bó - Pò Tẻn, xã Cách Linh, huyện Quảng Hòa

“Trong giai đoạn 2021 - 2024, Ban Dân tộc đã phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Trung ương, các bộ, ngành trên 85 kiến nghị. Đến nay có 63 kiến nghị của tỉnh đã được giải quyết, qua đó góp phần giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần”, ông Hùng cho biết.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, ông Bế Văn Hùng khẳng định, thông qua hoạt động giám sát đã kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát cũng góp phần tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân về các biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương, phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Ở địa phương, đội ngũ Người có uy tín được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc...; Theo đó, những năm qua, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn chú trọng triển khai đầy đủ các chính sách chăm lo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS.