Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Thủy điện tích nước giữa mùa khô: Xem lại quy trình vận hành thủy điện

Khánh Thư - 10:51, 01/04/2020

Giữa mùa khô, 108,7ha cây trồng ở xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) bị héo úa, một số diện tích đã bị chết do thiếu nước tưới. Nguyên nhân chính là do nhà máy thủy điện chặn dòng tích nước để nghiệm thu một số hạng mục!?.

Sông Đăk Snghé khô kiệt thời điểm thủy điện thượng nguồn tích nước
Sông Đăk Snghé khô kiệt thời điểm thủy điện thượng nguồn tích nước

Hơn 1 tháng nay (bắt đầu từ ngày 26/2), Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum (do Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh là chủ đầu tư), xây dựng trên đầu nguồn sông Đăk Snghé đã tích tạm nước hồ chứa dự kiến trong 60 ngày để nghiệm thu một số hạng mục (đập dâng, đập tràn, cửa nhận nước) và thử nghiệm thiết bị.

Việc thủy điện Thượng Kon Tum tích nước giữa cao điểm mùa khô dẫn đến lưu lượng nước về khu vực hạ lưu giảm đột ngột, khiến một thủy điện khác phía hạ lưu là Nhà máy thủy điện Đăk Ne (Công ty CP đầu tư năng lượng Trường Thịnh làm chủ đầu tư) thiếu nước phát điện nên không thực hiện đúng cam kết bảo đảm dòng chảy môi trường 1,29m3/s. Hậu quả là người dân vùng hạ du hai nhà máy thủy điện này, chủ yếu là khu vực thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy không có nước để bơm tưới cho hàng trăm ha cây trồng khiến nhiều diện tích bị chết khô.

Theo thống kê của UBND xã Tân Lập đã có có 108,7ha cây trồng gồm 92ha cà phê, hơn 9ha cây ăn trái, 5ha cây hồ tiêu, 2ha lúa bị thiệt hại. Sau chuyến khảo sát ngày 23/3, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã giao các bên liên quan xác định nguyên nhân, đồng thời quy trách nhiệm; kịp thời khắc phục tình trạng khô hạn và đền bù thiệt hại cho người dân.

Việc tỉnh Kon Tum yêu cầu chủ đầu tư thủy điện Thượng Kon Tum khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại cho người dân là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm là, giữa lúc khô hạn đang đỉnh điểm, việc nhà máy thủy điện tích nước chỉ để nghiệm thu một số hạng mục có thực sự hợp lý? 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.