Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Tìm thấy đầu phù điêu Phật bằng đá trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc

Minh Nhật - 18:14, 28/06/2024

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vừa hoàn thành báo cáo về khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (ở làng Liễu Cốc Thượng thuộc Tổ dân phố Xuân Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật đánh dấu một giai đoạn phát triển trong lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.

Hố khai quật khảo cổ ở tháp đôi Liễu Cốc( Ảnh nguồn VOV)
Hố khai quật khảo cổ ở tháp đôi Liễu Cốc (Ảnh nguồn VOV)


Việc nghiên cứu, khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc lần này góp phần xác định rõ quy mô, kết cấu, tính chất, niên đại của di tích. Quá trình khai quật đã cho mở rộng và nối thông các hố khai quật lại với nhau tạo thành 1 hố lớn, bao quanh nền móng kiến trúc tháp Bắc. Toàn bộ quy mô, mặt bằng, kết cấu nền móng, đế tháp và phần còn lại của thân tháp Bắc đều được làm xuất lộ. 

Hố khai quật khảo cổ ở tháp đôi Liễu Cốc, tỉnh Thừa Thiên Huế( Ảnh nguồn VOV)
Hố khai quật khảo cổ ở tháp đôi Liễu Cốc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh nguồn VOV)

Trong lúc khai quật đã thu được nhiều loại vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, các mảnh bia và phù điêu đá, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung và tiền kim loại. Đáng chú ý là có đầu tượng dạng phù điêu, tạo tác một mặt từ đá phiến màu xám tím, thể hiện đầu tượng Phật với kích thước còn lại 20cm, rộng 15cm, dày 10cm, niên đại thế kỷ XI -XII. Một vật có giá trị nữa là đồng tiền tròn, lỗ tiền vuông.

Đầu phù điêu Phật, thế kỷ XI-XII được tìm thấy trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc( Ảnh nguồn VOV)
Đầu phù điêu Phật, thế kỷ XI-XII được tìm thấy trong quá trình khảo cổ tháp đôi Liễu Cốc (Ảnh nguồn VOV)

Qua kết quả khai quật và quan sát bề mặt hiện trạng, các nhà nghiên cứu khẳng định, bước đầu chỉ xác định được 2 đền tháp chính trong di tích, không thấy dấu hiệu của đền tháp thứ 3. 

Vị trí các hố đào khai quật tại tháp đôi Liễu Cốc nhìn từ trên cao ( Ảnh nguồn VOV)
Vị trí các hố đào khai quật tại tháp đôi Liễu Cốc nhìn từ trên cao (Ảnh nguồn VOV)

Ông Nguyễn Ngọc Chất, Phó Trưởng Phòng Nghiên cứu sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: “Trong đợt nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện ra những trang trí bằng đá, thay đổi nhận thức mà trước nay chúng ta cho rằng Liễu Cốc thì xây đơn thuần bằng gạch thuần nhất thôi thì ở lần này phát hiện ra đá, phát hiện ra phù điêu tượng Phật và bia ký... Qua đó cho thấy rằng, tháp đôi Liễu Cốc là giai đoạn cuối của thế kỷ IX là giai đoạn đầu của phong cách Đồng Dương". 


Tin cùng chuyên mục
Công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành

Công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành

UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Sưu tập vàng lá Châu Thành. Đến nay, tỉnh có 2 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Hiện vật Ngẫu tượng Linga - Yoni và Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh.