Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật ở Bình Liêu (Quảng Ninh): Cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả

Thiên An - 15:49, 16/11/2020

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có 24 trường học, trong đó có 6 trường gần biên giới, có cửa khẩu với Trung Quốc, đa số các trường đặt tại các xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại huyện Bình Liêu, tình trạng thanh - thiếu niên, học sinh (HS) vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, nhất là việc tập trung trung đông người đánh nhau và gây rối trật tự nơi công cộng.

Phổ biến giáo dục pháp luật cho HS ngay từ nhỏ là rất cần thiết
Phổ biến giáo dục pháp luật cho HS ngay từ nhỏ là rất cần thiết

Thượng tá Trần Trung Hiếu, Trưởng Công an huyện Bình Liêu cho biết: Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, Công an huyện Bình Liêu đã phát hiện, xử lý 10 vụ, 54 trường hợp thanh - thiếu niên, HS vi phạm pháp luật. Trong đó, đã khởi tố 1 vụ, 3 bị can về hành vi cố ý gây thương tích, xử lý 9 vụ, 50 trường hợp về hành vi cố ý đánh nhau, gây rối trật tự công cộng.

Theo Thượng tá Hiếu, một trong những nguyên nhân khách quan của tình trạng trên là do một số phụ huynh mải lo cuộc sống mưu sinh, không thường xuyên quan tâm đến việc học hành, các mối quan hệ và sự thay đổi tâm sinh lý, lối sống của con em mình. Các trường hợp vi phạm tập trung chủ yếu từ đủ 16 đến 18 tuổi. Bên cạnh đó, với đặc thù vùng sâu, vùng xa, nên công tác tuyên truyền pháp luật cho HS vùng cao, vùng DTTS chưa thể “phủ sóng” hết được như ở vùng đồng bằng. 

Mới đây, tại chương trình cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên, HS vi phạm pháp luật, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ huyện Bình Liêu đã đánh giá nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng trên.

Theo đó, các ý kiến tại chương trình này đều thống nhất cho rằng, mối quan hệ thiếu chặt chẽ giữa trẻ vị thành niên với gia đình - nhà trường là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị vướng vào tệ nạn, vi phạm pháp luật. Chương trình học tập của nhà trường mới chỉ chú trọng nhiều về giảng dạy kiến thức mà thiếu đi những hoạt động ngoại khóa giúp các em được học hỏi thêm kỹ năng sống, kiến thức thực tế, cách ứng xử, giao tiếp.

Chưa nắm bắt được diễn biến, biểu hiện mâu thuẫn trong sinh hoạt, quan hệ để kịp thời có biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, cũng như trao đổi thông tin đến gia đình, chính quyền, các đoàn thể cùng vào cuộc quản lý, giáo dục các cháu. 

Bởi qua khảo sát, hầu hết các trường hợp vi phạm đều là HS có chất lượng học tập thấp, thậm chí có cháu bỏ học đi lang thang, tụ tập chơi bời; mâu thuẫn cá nhân trong học tập, sinh hoạt của thành viên trong nhóm dẫn đến hành vi tụ tập đánh nhau, gây rối trật tự công cộng.

Chia sẻ về thực tế này, ông Ngô Văn Mậu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu nhìn nhận, đa phần HS các trường trên địa bàn là người DTTS, đời sống kinh tế còn khó khăn, một bộ phận gia đình HS sống ở gần các đường biên, mốc giới có mối giao tiếp phức tạp với nhiều người. Do vậy, ông Mậu và nhiều ý kiến đồng thuận, giải pháp quan trọng để ngăn chặn tình trạng vi phạm là, phải tăng cường đối thoại, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS thông qua các trang Web, diễn đàn trên mạng Internet, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với tổ chức Đoàn Thanh niên địa phương... nhằm phát hiện và phối hợp xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh trong HS. 

Cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin nhanh, hiệu quả giữa Phòng GD&ĐT với các trường, kịp thời nắm bắt tình hình và phối hợp xử lý các vụ việc nhằm phát hiện và phối hợp xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.