Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Tôn vinh 68 Nhà Khoa học của nhà nông

T.Hợp - 11:36, 30/12/2020

Tối 29/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh "Nhà Khoa học của nhà nông" lần thứ 3, năm 2020.

Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho các Nhà khoa học của nhà nông.
Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho các Nhà khoa học của nhà nông.

Chương trình xét chọn và tôn vinh "Nhà Khoa học của nhà nông" lần thứ 3, năm 2020 được triển khai trên toàn quốc từ tháng 5 - 11/2020, tiến hành qua 2 cấp Hội đồng gồm: Hội đồng bình chọn cấp cơ sở (cấp tỉnh gồm Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh) và Hội đồng thẩm định Trung ương.

Sau 7 tháng triển khai Chương trình, Ban Tổ chức đã nhận được danh sách đề cử từ Hội đồng bình chọn của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước và các đề cử từ Hội đồng bình chọn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tại phiên họp Hội đồng thẩm định Trung ương, Hội đồng đã chọn ra được 68 "Nhà Khoa học của nhà nông" tiêu biểu để tôn vinh năm 2020.

Trong số 68 "Nhà Khoa học của Nhà nông" lần thứ Ba này có 24 nhà khoa học có học vị Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ có nhiều đóng góp, cống hiến cho ngành Nông nghiệp và đời sống nông dân. Trong số đó có GS.TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện Trưởng Viện Di Truyền Nông nghiệp Việt Nam.

Các Nhà Khoa học của nhà nông chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Các Nhà Khoa học của nhà nông chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

GS Lê Huy Hàm có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều quy trình tiến bộ kỹ thuật đã được ông tham gia xây dựng, như: Quy trình nhân giống chuối, mía, các cây lâm nghiệp bằng nuôi cây mô; Quy trình tạo dòng thuần từ bao phấn ngô sử dụng cho chọn tạo giống; Quy trình TBKT tạo mô sẹo phôi hóa và phôi vô tính từ nuôi cấy noãn của một số giống cây ăn quả có múi; Quy trình tạo mô sẹo phôi hóa ở cây sắn phục vụ cho chuyển gene ở cây sắn; là đồng tác giả của 19 giống cây trồng mới, gồm: Lúa, mía, nho, dứa, dừa, cam...

Năm nay có 14 "nhà khoa học không chuyên" là những nông dân có sáng chế, sáng kiến được ghi nhận và được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực. Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Văn Hưng (33 tuổi), hiện là chủ xưởng gia công chế tạo đồ leo dừa tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ công việc thực tế, anh Hưng đã chế tạo và đưa vào sử dụng hơn 15.000 bộ dụng cụ leo dừa cho hộ nông dân trên cả nước, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre, Bình Định, Kiên Giang, Tiền Giang, Phú Yên... Tác giả đã giúp nhà nông tiết kiệm tiền thuê nhân công hái dừa 20.000-30.000 đồng/cây/lần thu hoạch; đồng thời giúp nông dân chủ động chăm sóc và leo hái.

Tác giả trẻ nhất được vinh danh lần này là Nguyễn Văn Thảo (30 tuổi), hiện là Giám đốc Hợp Tác xã Nông Nghiệp Thuận Thới. Là Thạc sỹ về Công nghệ sinh học Thảo luôn tìm tòi nghiên giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường. Từ năm 2016 – 2020 tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài tỉnh về các mô hình nông nghiệp khép kín thu hút trên 1.000 nông dân tham dự với trên 16 lớp gồm các mô hình như: Mô hình Bò – Trùn – Bò – rau: sử dụng phân bò nuôi trùn và sử dụng trùn thịt vỗ béo bò theo từng giai đoạn phát triển. Chuyển giao cho nông dân quy trình xử lý nước thải và phân bò. Nước thải cho nông dân dẫn qua hố biogas làm chất đốt cho gia đình. Phân bò được tận dụng nuôi trùn quế, sau đó dùng con trùn vỗ béo bò, trùn còn thừa ra chăn nuôi cá kết hợp phân trùn trồng rau sạch hay bón cho cây ăn trái... tạo thêm nguồn thu nhập thụ động cho gia đình./.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.