Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Tông Cọ (Sơn La): Nông dân nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao

Như Lan - 15:16, 14/12/2020

Nhiều năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (Sơn La) đã phát triển nghề chăn nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng, bò sinh sản…qua đó đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, thoát nghèo và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống...

Nhờ mô hình nuôi bò vỗ béo, bà con nông dân ở xã Tông Cọ đã dần thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Nhờ mô hình nuôi bò vỗ béo, bà con nông dân ở xã Tông Cọ đã dần thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Xuất hiện nhiều triệu phú

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, UBND xã Tông Cọ và cán bộ khuyến nông đã đến từng nhà tuyên tuyền, vận động Nhân dân thay đổi tập quán chăn thả trâu, bò truyền thống trước đây, chuyển sang chăn nuôi theo hướng gia trại, nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, nhờ đó, chất lượng đàn bò được nâng cao.

Ghé thăm ông Lò Văn Vui ở bản Lè, xã Tông Cọ, ông Vui cởi mở chia sẻ cách thức nuôi  bò vỗ béo mà gia đình ông đã áp dụng nhiều năm qua: "Gia đình tôi nuôi bò nhốt chuồng được mấy năm rồi, nuôi thêm cả bò sinh sản. Những năm trước, gia đình sử dụng phương pháp lai tạo giống cho đàn bò, bằng cách phối giống truyền thống, nhưng gần đây, chuyển sang phương pháp thụ tinh nhân tạo, bò mẹ đẻ ra bê con nặng hơn, năng suất cao hơn, bán được nhiều tiền hơn". Nhờ phát triển đàn bò, gia đình ông Vui đã có thu nhập mỗi năm hơn 50 triệu đồng, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiện nay, trên địa bàn xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn tìm hiểu kỹ thuật để đầu tư trồng cỏ và  mua giống bò về nuôi nhốt vỗ béo, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Như gia đình ông Lò Văn Toan, bản Thúm, thu nhập bình quân từ 180 - 240 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi bò vỗ béo.

Nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng, hướng đi mới cho bà con nông dân.
Nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng, hướng đi mới cho bà con nông dân.

Ông Lò Văn Toan chia sẻ: Cái hay của nuôi bò vỗ béo là chỉ cần người nuôi chịu khó đi tìm nguồn con giống chất lượng, rồi đem về thúc cho bò ăn thêm một số thức ăn cần thiết nhằm tăng trọng lượng cho bò. Để bò nhanh được xuất bán thịt, ông thường mua bò tầm 8 tháng tuổi về vỗ béo. Mua bò phải lựa chọn giống như bò lai Pháp, Brahman có tầm vóc lớn, nuôi lớn nhanh và lượng thịt cũng nhiều. Bò 8 tháng trọng lượng tầm 70kg, giá mua khoảng 15 triệu đồng/con nhưng đem về nuôi vỗ béo thêm 6 tháng, trọng lượng bò tăng lên 120 - 130kg/con. Khi xuất bán được 25 triệu đồng/con, trừ chi phí, người nuôi lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/con. Hiện, gia đình nuôi 25 con bò, thu nhập bình quân từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. 

Sát cánh cùng nông dân

Ông Lò Văn Nhượng, cán bộ Thú y xã Tông Cọ, cho biết: Nghề nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Được sự hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, sự chỉ đạo của UBND xã, ông đã triển khai tuyên truyền đến Nhân dân vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần, tiêm phòng lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Bên cạnh đó, nhằm giúp hộ chăn nuôi duy trì phát triển đàn bò vỗ béo, ngành chức năng đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tập huấn kỹ thuật, cung cấp thức ăn chăn nuôi bò đến các hộ chăn nuôi. Xúc tiến việc liên kết doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra cho các hộ nuôi bò vỗ béo.

Ngoài ra, cán bộ thú y, khuyến nông xã còn phối hợp với ban quản lý các bản tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống dịch bệnh, làm chuồng trại thoáng mát vào mùa hè, kín đáo vào mùa đông để hạn chế bò bị chết rét.

Tính đến thời điểm này, xã Tông Cọ có tổng đàn bò gần 3.300 con. Nhờ phát triển chăn nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản gắn với trồng cỏ đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp người dân xã Tông Cọ vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu.

Nuôi bò tập trung đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của xã Tông Cọ
Nuôi bò tập trung đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của xã Tông Cọ

Ông Lò Minh Huệ, Chủ tịch UBND xã Tông Cọ cho biết: Trong thời gian tới, xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ khuyến nông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân phát triển chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện lai tạo cho bò cái sinh sản để có những con giống khỏe mạnh, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Phấn đấu đưa  Tông Cọ về đích nông thôn mới trong năm 2022.

(Bài viết thuộc Chuyên đề Khuyến nông cùng đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.