Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Trà Vinh: Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

T.Hợp - 13:30, 23/02/2024

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình lễ hội truyền thống.

Tụng kinh cầu an trong lễ Đom Lơng Néak Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: TTXVN
Tụng kinh cầu an trong lễ Đom Lơng Néak Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: TTXVN

Lễ hội Đom Lơng Néak Tà là lễ hội truyền thống gắn với văn hóa, đời sống tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh, thể hiện bản sắc của cộng đồng, được kế tục qua nhiều thế hệ. 

Néak Tà đối với người Khmer ở Trà Vinh là vị thần bảo hộ phum, sóc, gia đình. Hằng năm, đồng bào Khmer tổ chức lễ hội cúng Neak Tà vào thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa (sau lễ Chol Chnam Thmây) để cầu mưa, cầu mùa màng tươi tốt, con người mạnh khỏe bình an.

Tuy mỗi địa phương trong tỉnh chọn một ngày lễ hội riêng, nhưng hầu hết đều tổ chức vào tháng 3, 4, 5 Âm lịch (chỉ một ít nơi tổ chức vào tháng 6). Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer Trà Vinh trước đây thường kéo dài trong nhiều ngày. Hiện nay, nhiều địa phương  tổ chức lễ hội trong hai ngày.

Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có 7 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó, có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, gồm: nghệ thuật Chầm riêng chà pây, nghệ thuật Rô-băm, lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Đom Lơng Néak Tà. Ba Di sản phi vật thể Quốc gia còn lại là Lễ hội Vu lan Thắng hội của đồng bào dân tộc Hoa tại huyện Cầu Kè; Lễ hội cúng biển Mỹ Long, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.