Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh ở miền núi xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 16:28, 17/10/2024

Khu vực miền núi Thanh Hóa ngày càng xuất hiện nhiều doanh nhân người DTTS khởi nghiệp thành công. Đáng chú ý là, họ đều là những người đi lên từ gian khó nên sự thành công của họ có sức lan tỏa truyền cảm hứng về khởi sự kinh doanh ở những địa bàn khó khăn của miền núi xứ Thanh.

Tiên phong để “đất nghèo nở hoa”

Khu vực miền núi Thanh Hóa có 11 huyện, thì có tới 6 huyện nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, những vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng giàu tiềm năng của xứ Thanh này đang ngày càng khởi sắc, với sự góp sức bởi những tấm gương khởi nghiệp thành công của những thanh niên, doanh nhân trẻ người DTTS. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm và được trợ sức kịp thời, nhiều thanh niên DTTS ở miền núi Thanh Hóa đã khởi nghiệp thành công.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giúp cho các thôn bản vùng cao xứ Thanh ngày càng khởi sắc
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giúp cho các thôn bản vùng cao xứ Thanh ngày càng khởi sắc

Minh chứng là như anh Hà Văn Chục, sinh năm 1983, dân tộc Thái, ở thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát. Cũng như bao thanh niên khác ở miền núi xứ Thanh, anh Chục đã trải qua những tháng ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trên những khoảnh ruộng, nương rẫy kết hợp chăn nuôi vài con trâu, con bò; nhưng thu nhập chẳng là bao, đủ ăn đã là may mắn.

Không cam chịu cảnh nghèo, anh quyết tâm “chơi lớn” khi dùng hết vốn liếng, của cải, thế chấp cả sổ đỏ của gia đình để đầu tư cơ sở sản xuất gạch vồ. Vượt qua những quãng thời gian trầy trật ban đầu, cơ sở sản xuất gạch của anh Chục bắt đầu làm ăn khấm khá; không chỉ tạo doanh thu ổn định mà còn giải quyết việc làm cho 8 lao động ở địa phương, với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng.

Già dặn hơn anh Chục cả về tuổi đời lẫn tuổi “khởi nghiệp”, là anh Phạm Văn Thuyền, sinh năm 1973, dân tộc Thái, cũng là một doanh nhân thành đạt ở xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. 

Khởi nghiệp từ năm 17 tuổi, với mô hình gia trại tổng hợp, đến nay, anh Thuyền đã là ông chủ của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Đức Tài; đồng sở hữu Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Cada, chuyên kinh doanh nghề dịch vụ ăn uống, tham quan du lịch và vui chơi giải trí.

Anh Phạm Văn Thuyền, dân tộc Thái, một doanh nhân thành đạt ở xã Hồi Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa
Anh Phạm Văn Thuyền, dân tộc Thái, một doanh nhân thành đạt ở xã Hồi Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tại 11 huyện miền núi, hiện có 1.411 doanh nhân, trong đó 374 người doanh nhân người DTTS. Với những hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, vận tải, cung ứng vật tư nông nghiệp, những doanh nhân người DTTS này đã và đang đóng góp cho sự phát triển ở vùng DTTS và miền núi xứ Thanh. Điều đáng quý hơn, không chỉ làm giàu cho gia đình mà họ còn tích cực giúp đỡ cộng đồng, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp.

Như doanh nhân Phạm Văn Thuyền, anh không chỉ tích cực tham gia các hoạt động xã hội mà còn nhận đỡ đầu cho 3 cháu người DTTS có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương đến 18 tuổi, trong đó có 1 cháu ở bản Khằm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Anh còn hỗ trợ 8 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ 20 - 30 triệu đồng xây nhà ở kiên cố.

Còn anh Hà Văn Chục, khi đời sống gia đình khấm khá hơn, anh đã dành một phần thu nhập để hỗ trợ thanh niên trong bản lập nghiệp.

“Tiếp sức” khởi nghiệp ở vùng khó

Theo thống kê của Tỉnh đoàn Thanh Hóa, toàn tỉnh có trên 130 nghìn thanh niên vùng DTTS, thuộc các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ Mú, Thổ, chiếm 13% tổng số thanh niên toàn tỉnh. Những năm qua, vấn đề khởi nghiệp của thanh niên vùng DTTS và miền núi của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Được tiếp sức kịp thời, nhiều thanh niên DTTS ở khu vực miền núi xứ Thanh đã khởi nghiệp thành công. Theo thống kê, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1.300 mô hình kinh tế do thanh niên DTTS làm chủ, chiếm hơn 17% mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ trên địa bàn toàn tỉnh.

 Những mô hình khởi nghiệp của thanh niên DTTS tỉnh Thanh Hóa đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở miền núi, đồng thời lan tỏa tinh thần khởi sự kinh doanh trong đồng bào DTTS của tỉnh.

Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ thanh niên từng bước hiện thực hóa ước mơ, ý tưởng khởi nghiệp.
Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ thanh niên từng bước hiện thực hóa ước mơ, ý tưởng khởi nghiệp

Theo ông Mai Xuân Bình, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, hiện vùng dân DTTS và miền núi của tỉnh vẫn là vùng khó khăn nhất. Do đó, việc thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo trong thanh niên DTTS, được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những động lực mới cho vùng khó khăn của tỉnh vươn lên.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vào vùng DTTS và miền núi, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai các hoạt động theo Nội dung số 3, Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). 

Trong năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp trong vùng DTTS và miền núi; Hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu, tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng DTTS và miền núi...

“Qua những hoạt động thuộc Nội dung số 3, Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đồng bào vùng DTTS và miền núi về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng sáng tạo của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn miền núi của tỉnh”, ông Bình cho biết.

Được tiếp sức kịp thời, nhiều thanh niên DTTS ở khu vực miền núi xứ Thanh đã khởi nghiệp thành công
Được tiếp sức kịp thời từ chính sách dân tộc, nhiều thanh niên DTTS ở khu vực miền núi xứ Thanh đã khởi nghiệp thành công

Cũng theo ông Bình, việc triển khai các hoạt động của Nội dung số 3 "Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS" đã thúc đẩy thực hiện hóa các ý tưởng, mô hình sản xuất, kinh doanh trong đồng bào DTTS của tỉnh dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, cơ sở. 

Đồng thời, thúc đẩy, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, kích thích sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm ứng kinh doanh, khơi dậy những ý tưởng khởi nghiệp, đam mê, khát vọng làm giàu trong đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, nhất là đoàn viên, thanh niên.

Ngoài được hỗ trợ thiết thực từ Chương trình MTQG 1719, thanh niên DTTS tỉnh Thanh Hóa đã và đang được trợ lực từ Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đây là việc làm kịp thời, thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với phong trào thanh niên khởi nghiệp, xung kích phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.