Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng hồ sơ điện tử vào quản lý nguồn gốc gỗ

Nghĩa Hiệp - 21:39, 27/03/2020

Ứng dụng iTwood là ứng dụng truy xuất thông minh cho nguồn gốc lâm sản đang được nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp áp dụng. Ứng dụng này là lời giải cho bài toán “khó” trong việc chứng minh, truy xuất nguồn gốc gỗ và các sản phẩm từ gỗ, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

iTwood giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường trên sàn giao dịch điện tử.
iTwood giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường trên sàn giao dịch điện tử.

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có trên 14,4 triệu ha đất rừng, trong đó có trên 4,2ha là đất rừng trồng. Đối với gỗ và các sản phẩm từ gỗ của nước ta đang được xuất khẩu ra 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc… đạt trên 10 tỷ USD/năm.

Dù mang lại nguồn lợi lớn, nhưng việc đưa các sản phẩm gỗ ra thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do công tác chứng minh nguồn gốc gỗ thành phẩm đang là trở ngại đối với nhiều doanh nghiệp cung ứng ngành hàng gỗ tại Việt Nam. Trong khi việc quản lý chuỗi cung và truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp là yêu cầu được các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như thị trường trong nước và quốc tế đặt ra từ lâu.

Để giải quyết vấn đề trên, hệ thông iTwood do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp (TTNCKTLN), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã ra đời. Ông Hoàng Liên Sơn, Giám đốc TTNCKTLN cho biết: “iTwood là ứng dụng hỗ trợ thực hiện quy trình tuân thủ pháp luật bằng giải pháp số hoá hồ sơ, mọi thông tin về nguồn gốc, tính hợp pháp nguyên liệu gỗ, tên nhà sản xuất,… sẽ được số hoá bằng mã QR. Điều này sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu mọi thông tin của sản phẩm chỉ bằng một lần quét trên điện thoại thông minh”.

Theo đó, mã QR hay được gọi là tem truy xuất nguồn gốc trong ứng dụng iTwood đem đến nhiều lợi ích, giúp người dùng dễ dàng tra cứu hàng hoá, thông tin sản xuất và phân phối sản phẩm cũng được thể hiện đầy đủ. Qua đó giúp các doanh nghiệp khẳng định sự minh bạch và uy tín của mình, xây dựng hình ảnh đáng tin cậy trong lòng người tiêu dùng.

Tính đến nay, Ứng dụng iTwood đã có hơn 2 năm để tiến hành khảo sát nghiên cứu theo chuỗi hành trình sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ tại 8 tỉnh (Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Bình Dương và Đồng Nai), qua đó tạo lập cơ sở dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm từ gỗ.

Ông Hoàng Văn Lâm, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Tôi muốn mua bộ bàn ghế bằng gỗ pơ mu, nhưng lại không rành về gỗ. Được người bán hàng hướng dẫn truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua quét mã QR nên tôi đã làm thử. Nhờ đó, tôi biết được sản phẩm mình muốn mua được làm từ loại gỗ nào, công ty nào trồng và khai thác, kèm theo đó có cả đơn vị sản xuất nên tôi rất an tâm”.

Hệ thống iTwood tạo lập hồ sơ điện tử theo quy trình sản xuất sản phẩm từ gỗ, mỗi khâu trong quy trình sẽ được cấp một mã vạch QR để đảm bảo tính liên tục thông tin và minh bạch trong xây dựng hồ sơ sản phẩm. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu của iTwood cho phép phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử gỗ và sản phẩm gỗ, mở rộng thị trường ngành hàng gỗ Việt Nam.

“iTwood sẽ góp phần nâng cao thương hiệu uy tín của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, kinh doanh hiện đại trên các sàn giao dịch điện tử, đáp ứng xu thế công nghệ 4.0 hiện nay. Đồng thời iTwood cũng góp phần giúp nhà nước quản lý, dự báo sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới”, ông Hoàng Liên Sơn khẳng định.


Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.