Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Ưu tiên tiêu thụ cam sành Hàm Yên

Như Lan - 14:18, 13/11/2020

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thiên tai liên tiếp xảy ra ở một số thị trường truyền thống, do đó cam sành Hàm Yên đang có nguy cơ khó tiêu thụ. Bảo đảm tiêu thụ cam sành Hàm Yên, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã đã liên kết chặt chẽ, giúp người trồng cam yên tâm sản xuất.

Gia đình ông Hoàng Văn Mạnh, thôn Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) thu hoạch cam.
Gia đình ông Hoàng Văn Mạnh, thôn Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) thu hoạch cam.

Ông Phạm Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên cho biết, dịch bệnh Covid-19, thiệt hại do thiên tai tại các tỉnh miền Trung đã tác động xấu đến thị trường tiêu thụ cam của huyện. 

Từ đầu tháng 11 đến nay, ngày cao nhất người trồng cam của huyện mới chỉ cắt bán được vài chục tấn. Sức tiêu thụ chậm nên giá cam bị hạ thấp. Hiện tại, 1kg cam sành cắt và vận chuyển xuống điểm tập kết có giá từ 2.000 - 4.000 đồng tùy loại, so với năm 2019, thấp hơn khoảng 1.000 đồng/kg. Cam Vinh, cam V2 vẫn được coi là giữ giá nhất luôn ở mức từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, thì thời điểm này, cũng bị rớt xuống 4.000 - 6.000 đồng/kg tại vườn.

Báo cáo của UBND huyện Hàm Yên, toàn huyện có 7.270ha cam, trong đó diện tích cho thu hoạch là 4.986ha, sản lượng quả vụ cam năm nay ước đạt trên 84.000 tấn. Nhận định thị trường tiêu thụ cam nhiều khả năng gặp khó, ngay từ tháng 9, UBND huyện Hàm Yên đã tổ chức Hội nghị phát triển cây cam sành bền vững nhằm đánh giá thực trạng tiêu thụ, trước mắt là triển khai các chương trình xúc tiến thương mại để bán hết sản lượng cam.

Cam sành Hàm Yên tại Hội chợ Cam Hàm Yên
Cam sành Hàm Yên tại Hội chợ Cam Hàm Yên

Theo bà Bùi Thị Thúy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Cam sành Hàm Yên, thị trường vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy cơ tác động xấu đến nhiều mặt hàng, trong đó có sản phẩm cam sành Hàm Yên. Đồng hành, chia sẻ khó khăn, giảm thiểu tổn thất cho người trồng cam, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Thông qua các hoạt động, các tổ chức, cá nhân giới thiệu, kết nối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Các thương lái, người tiêu dùng thay vì kinh doanh, sử dụng sản phẩm hoa quả nhập khẩu, ưu tiên lựa chọn sản phẩm địa phương, đặc biệt là sản phẩm cam Hàm Yên. 

Bà Thúy cũng mong muốn, sản phẩm cam Hàm Yên, với chất lượng hàng đầu trong các loại quả không những của tỉnh, mà cả trên toàn quốc sẽ xuất hiện thường xuyên trên cả bàn ăn của mỗi hộ gia đình. Mới đây, công ty đã gửi thư kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và người dân Tuyên Quang ủng hộ, ưu tiên sử dụng cam Hàm Yên, góp phần chung tay cùng người nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Cam Sành đặc sản của vùng đất Hàm Yên
Cam sành đặc sản của vùng đất Hàm Yên

Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, đầu ra của cam sành sẽ thuận lợi, mang lại giá trị cao cho người sản xuất. Tuy nhiên, để ổn định thị trường, giữ vững giá trị, hơn ai hết, người trồng cam Hàm Yên phải chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm; người sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chủ động kết nối đảm bảo sản xuất theo nhu cầu thị trường.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất