Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Dấu ấn từ những chuyến công tác về cơ sở (Bài 21)

Thanh Huyền - 06:15, 21/11/2023

Trong thời gian này, hoạt động kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại cơ sở đang được Ủy ban Dân tộc đặc biệt quan tâm. Bởi đây là giai đoạn nước rút quan trọng, cũng là căn cứ, cơ sở để tham mưu, sửa đổi cơ chế thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước thăm công trình đường giao thông nông thôn, tại thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, vừa được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước thăm công trình đường giao thông nông thôn, tại thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, vừa được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719

Có mặt trong chuyến công tác theo Đoàn của Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS, chúng tôi dễ dàng nhận thấy bộ mặt thôn, bản đổi thay từng ngày. Những công trình, nội dung hỗ trợ từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Trong căn nhà khang trang vừa được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và các nguồn lực khác, bà Hà Thị Chích, dân tộc Mường, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ không giấu nổi niềm vui khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên, tặng quà. Bà Hà Thị Chích chia sẻ: “Gia đình thuộc diện khó khăn, cuộc sống quanh năm với nương rẫy, không có đủ điều kiện để xây nhà, nên nhiều năm nay sống trong căn nhà tạm bợ. Được hỗ trợ tiền xây nhà, tôi vui lắm. Nay có căn nhà mới, gia đình tôi sẽ cố gắng làm ăn, vươn lên thoát nghèo”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm hỏi, tặng quà gia đình bà Hà Thị Chích, khu Chiềng 1, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong những hộ nghèo mới được hỗ trợ xây nhà ở
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm hỏi, tặng quà gia đình bà Hà Thị Chích, khu Chiềng 1, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong những hộ nghèo mới được hỗ trợ xây nhà ở

Không chỉ có những công trình hỗ trợ nhà ở, đi trên những công trình cầu, đường giao thông nông thôn tại xã kim Thượng, chúng tôi như vui lây với niềm vui của đồng bào các dân tộc nơi đây. Từ những công trình này, hoạt động giao thương, buôn bán, trao đổi hàng hoá của người dân thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển.

Tân Sơn là huyện miền núi với địa bàn có 17 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, dân số trên 89 nghìn người, gồm 32 dân tộc cùng chung sống, DTTS chiếm 83,5%. Đến nay, toàn huyện có số xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa 17/17 xã; số thôn, bản có đường giao thông đi lại được cả hai mùa 172/172 thôn (100%); tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia 100%; tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình 100%. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm 18,7%.

Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tại công trình cầu Trẹ Rẹ, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ mới được khánh thành, đưa vào sử dụng
Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tại công trình cầu Trẹ Rẹ, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ mới được khánh thành, đưa vào sử dụng

Trong chuyến công tác tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và đoàn công tác đã đến thăm một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng thôn Pù Luông, xã Thành Sơn; thăm công trình đường giao thông nông thôn thôn Báng, xã Thành Sơn, được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719; thăm, tặng quà Người có uy tín tiêu biểu; thăm, tặng quà 2 hộ gia đình chính sách trên địa bàn xã Thành Sơn.Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng đến thăm hỏi, tặng quà gia đình anh Vi Văn Hiểu, dân tộc Mường thôn Pà Van, xã Thành Sơn. Đây là hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà từ Chương trình MTQG 1719.

Bá Thước là huyện miền núi cao, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 120 km về phía Tây Bắc. Dân số năm 2022 là 103.837 người, gồm có 3 dân tộc chính là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 54,12%, dân tộc Thái chiếm 31%, dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 14,88%. Bá Thước thuộc huyện nghèo, có 21 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 20 xã và 1 thị trấn, với 205 thôn, phố. Với 15 xã khu vực 1, 5 xã khu vực 2 và 1 xã khu vực 3; 51 thôn đặc biệt khó khăn.

Mặc dù kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện đã có bước phát triển, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi thay tích cực. Nhưng do xuất phát điểm thấp nên đến nay đồng bào DTTS ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều hạn chế; kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp chưa mang tính hàng hóa, đời sống của đồng bào DTTS chưa thực sự bảo đảm và thiếu tính bền vững. Khoảng cách phát triển giữa các dân tộc chưa được rút ngắn. Tỷ lệ hộ nghèo là hộ DTTS chiếm 95,1% trong tổng số hộ nghèo của toàn huyện.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Pù Luông, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Pù Luông, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Tại các nơi đến, chứng kiến sự đổi thay của bản làng, quê hương; nhân dịp ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã ân cần thăm hỏi, tặng quà, động viên cán bộ, Nhân dân, đội ngũ Người có uy tín… tiếp tục khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn cán bộ và Nhân dân cần phối hợp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa bản làng, quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.

Làm việc với một số tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG 1719, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao những nỗ lực các tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 và cho rằng, các địa phương đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, với nhiều cách làm sáng tạo, lồng ghép các nguồn lực thực hiện.

Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các tỉnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị, với địa bàn rộng, khó khăn, triển khai trên nhiều lĩnh vực, thủ tục lắt nhắt, vì vậy tỉnh tiếp tục có quyết tâm cao, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương; phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín và sự tham gia của người dân, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người dân; tăng cường phân cấp, giám sát, đôn đốc; huy động thêm các nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn các địa phương, căn cứ tình hình thực tế có những đề xuất, tham mưu trong việc sửa đổi, bổ sung cơ chế triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn tiếp theo.

Nhìn từ hoạt động kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, cho thấy sự ráo riết của Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan chủ trì Chương trình MTQG 1719. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc với khối lượng công việc đồ sộ, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, tin tưởng rằng, Chương trình MTQG 1719 sẽ đi vào thực tiễn đạt hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đề ra trong giai đoạn I, làm tiền đề triển khai hiệu quả Chương trình trong giai đoạn mới. 

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.