Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Vì tương lai có trẻ em gái DTTS

Hồng Minh - 22:05, 16/06/2022

Ngày 16/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đã tổ chức tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”. Chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái DTTS, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19.

Các diễn giả tham gia Tọa đàm
Các diễn giả tham gia Tọa đàm

Trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái DTTS, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức, khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em DTTS, chúng tôi ghi nhận sức mạnh không thể chối từ của báo chí trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết. UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái DTTS, cũng như kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em DTTS, đặc biệt là trẻ em gái”.

Vừa trở về từ Hành trình 99 ngày xuyên Việt đến với các cộng đồng DTTS, nhà báo Nguyễn Bông Mai (Tạp chí Ngày Nay) chia sẻ: Tôi nhận ra việc góp phần vào thay đổi nhận thức của đồng bào nói chung, hay của trẻ em nói riêng về cuộc sống mới không phải chỉ đến từ những bài báo. Thực sự, cái ảnh hưởng đầu tiên là những người đến từ vùng đồng bằng, vùng phát triển kinh tế như tôi, như rất nhiều người, như chúng ta đã và đang có cuộc sống may mắn đủ đầy hơn đã gặp họ.

Trẻ em gái DTTS cần được quan tâm nữa trong tương lai. (Ảnh minh họa)
Trẻ em gái DTTS cần được quan tâm nữa trong tương lai. (Ảnh minh họa)

Điều thứ hai chính là Social- công cụ báo chí thời hiện đại. Tỷ lệ đồng bào dùng Smartphone hiện nay cũng đã khá phổ biến tại các thôn bản. Trẻ em nông thôn, miền núi ngày nay cũng như trẻ em thành phố ôm điện thoại, thiết bị điện tử mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra: Báo chí hôm nay có thể làm được gì trong việc thúc đẩy nhận thức về giá trị của bản thân, về tương lai của chính những đứa trẻ có đôi mắt long lanh mà tôi gặp nơi vùng cao?

Tôi thấy tiếc vì những trang viết dài, đầy tâm huyết của rất nhiều nhà báo khó có thể đến tận tay, hoặc nếu có đến thì không dễ dàng thôi thúc đồng bào thay đổi. Tôi mong muốn thấy những bài viết, tác phẩm báo chí social truyền đi thông điệp tích cực vào nỗ lực xây dựng cuộc sống tương lai cho các em nhỏ ngay từ lúc này.

Sau phần trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự cùng thảo luận về những hình ảnh khắc họa thường thấy ở báo chí khi đưa tin về người DTTS, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái; đồng thời, đưa ra cách tiếp cận tích cực để xây dựng lối hành văn thể hiện sức mạnh của họ. Tọa đàm cũng tập trung trả lời câu hỏi “Báo chí có thể làm gì hơn nữa bên cạnh việc phản ánh thông tin khách quan” để có thể khai thác những cách tiếp cận bền vững hơn giúp phát huy nội lực của trẻ em gái DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.