Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Xóa “vùng trũng” Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia

Hiếu Anh - 10:02, 15/01/2020

Đã từ lâu, uống rượu, bia trở thành một tập quán khó bỏ của nhiều người dân sống ở vùng DTTS và miền núi. Nguy cơ khu vực này có thể trở thành “vùng trũng” Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Tuy nhiên, khó đến mấy cũng cần phải nỗ lực lấp đầy để bảo đảm an toàn cho người dân.

Tình trạng uống rượu, bia vẫn còn phổ biến ở vùng DTTS và miền núi.
Tình trạng uống rượu, bia vẫn còn phổ biến ở vùng DTTS và miền núi

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỷ lệ người DTTS uống rượu cao hơn rất nhiều so với người Kinh. Cụ thể, tỷ lệ uống rượu ở nam giới người dân tộc Nùng là 76,2%; dân tộc Dao là 80,8%, dân tộc Mường là 84,1%; dân tộc Tày là 85,7%.

Một trong những hậu quả rõ nhất và gần nhất của tình trạng lạm dụng rượu bia, chính là tai nạn giao thông (TNGT). Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, ngoài yếu tố bệnh tật, TNGT là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong. Tỷ lệ người chết vì TNGT cao gấp gần 4 lần so với tỷ lệ người chết vì tai nạn lao động (tương ứng là 4,3% và 1,1%). Tỷ lệ chết vì TNGT ở nam giới cao gấp hơn 3 lần ở nữ giới (5,9% so với 1,8%).

Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Vận tải (Trường Đại học Việt Đức) công bố một nghiên cứu gần đây cho thấy, các vụ TNGT do liên quan đến người lái xe máy uống rượu bia chiếm 70 - 90%. Qua việc quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu, ông Tuấn cho rằng, tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm 68%.

Với những hậu quả đó, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100 (NĐ100) ra đời nhằm hạn chế TNGT. Trong đó, NĐ100 với mức xử phạt rất nặng hành vi lái xe sau khi uống rượu bia được kỳ vọng là “cú đấm thép” làm thay đổi nhận thức của đồng bào.

Trên thực tế, từ khi NĐ100 ra đời, tình trạng lạm dụng rượu, bia bước đầu có sự thay đổi. Ông Quàng Văn Bó, dân tộc Thái, ở bản Hua Nặm, xã Nậm Păm, huyện Mường La (Sơn La) chia sẻ: “Bản thân tôi từng bị TNGT vì lái xe lúc uống rượu say. Do đó, khi chưa có NĐ100, bản thân tôi cũng khuyên bà con trong bản hạn chế rượu bia để tránh bị TNGT”.

Chia sẻ suy nghĩ về NĐ100, ông Chu Tuần Ngân, Người có uy tín Bản Pình, xã Trung Minh, huyên Yên Sơn (Tuyên Quang) cho biết, uống rượu vốn là một nét văn hóa, một thói quen đã có từ rất lâu trong cộng động người DTTS. Thế nhưng nếu cứ lái xe khi đã uống rượu thì nguy hiểm quá. Vì vậy, bản thân ông rất ủng hộ Luật Phòng chống tác hại rượu, bia cũng như NĐ100. Với vai trò Người có uy tín, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 tới đây cũng như sau này, ông sẽ tích cực hơn trong tuyên truyền pháp luật phòng chống tác hại rượu, bia tới cộng đồng nhất là đội ngũ thanh niên trong bản.

Mặc dù NĐ100 bước đầu có những tác động tới nhận thức của người DTTS. Thế nhưng để NĐ này tồn tại lâu dài và thực chất vẫn cần áp dụng nhiều biện pháp.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhận xét, NĐ100 ra đời đã tác động rất lớn đến đa số người tham gia giao thông, trong đó có người dân ở vùng DTTS và miền núi. Mặc dù mới thực hiện, nhưng đi đến đâu người dân cũng đã nhớ được quy định. Thế nhưng xử phạt nặng không phải đích đến của NĐ100. Mục tiêu mà NĐ này nhắm tới sự thay đổi về nhận thức, hành động của người dân trong việc sử dụng rượu bia.


Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.