Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Yên Bái: Tín hiệu tích cực từ Đề án sắp xếp trường lớp

Hoàng Quý - 10:30, 27/10/2020

Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm điểm lẻ, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý, giảm chi ngân sách, qua đó đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các em học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Sơn Lương chăm sóc vườn rau tại trường
Các em học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Sơn Lương chăm sóc vườn rau tại trường

Trước đây, điểm trường thôn Là Na, thuộc Trường PTDTBT Tiểu học Sơn Lương cách trung tâm xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn gần 15km. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn nghèo nàn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Chính vì thế, đầu năm học 2018 - 2019, khi thực hiện Đề án sắp xếp lại trường lớp, Trường PTDTBT Tiểu học Sơn Lương đã đưa học sinh (HS) ở điểm trường Là Na về trường chính để có điều kiện học tập tốt hơn.

Em Lò Thị Chiền, HS của trường cho biết: trước đây, em học ở điểm trường Là Na, dù đi học gần nhà, nhưng ở đây chúng em thiếu đồ dùng học tập; thời tiết mưa lũ thì thầy cô và các em rất lo. Từ khi chuyểnra trường chính, được ở bán trú, chúng em rất vui và yên tâm học hành.

Cô Bùi Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Sơn Lương cho biết: Từ khi sáp nhập, nhà trường đã đẩy mạnh tổ chức dạy học kết hợp với dạy kỹ năng sống cho các em, nhất là các em ở bán trú. Nhờ đó, tỷ lệ HS ở bán trú đạt học lực khá, giỏi cao hơn các em không được ở bán trú. Thể trạng sức khỏe, cân nặng của các em đều tăng hơn so với đầu năm học.

Điểm trường thôn Là Na được sáp nhập về với trường chính, chỉ là một trong hàng trăm ví dụ mà tỉnh Yên Bái đã thực hiện trong 5 năm qua. Điều này thực sự đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục cho trẻ vùng DTTS.

Được biết, trước khi thực hiện Đề án, toàn tỉnh có 530 trường, 765 điểm lẻ nằm rải rác ở các thôn bản, khu dân cư. Sau khi thực hiện Đề án, toàn tỉnh đã sắp xếp giảm được 130 trường và 478 điểm trường; giảm nhu cầu 1.985 người làm việc; số HS ra lớp tăng 20.482 học sinh. Đặc biệt, có trên 10 nghìn HS bán trú được hưởng chính sách theo Nghị định 116 của Chính phủ, qua đó đã giảm bớt khó khăn cho hàng chục ngàn gia đình có con em đi học ở vùng cao, vùng khó khăn.

Qua đánh giá của ngành Giáo dục và Đào tạo, hầu hết các trường sau khi sáp nhập đã tập trung nâng cao công tác quản lý; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ được khắc phục tối đa; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư tập trung, giúp HS có điều kiện học tập tốt hơn và tham gia nhiều hoạt động tập thể; giáo viên thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy. 

Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái phấn khởi thông tin, nhờ sắp xếp lại trường lớp đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kỳ thi chọn HS giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giải (27 học sinh đoạt giải). So với năm học trước, chất lượng các giải qua các năm đều tăng. Năm 2020 có 1 giải Nhất, 4 giải Nhì so với năm 2016 chỉ có 1 giải Nhì.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.