Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Yên Bái truy xuất nguồn gốc ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chủ lực đến năm 2025

Đài Trang - 01:49, 30/08/2024

Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Yên Bái đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN, xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp. Trong đó, có nhiều đề tài, dự án xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Yên Bái, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm an toàn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham quan và nghe giới thiệu sản phẩm tơ tằm được sản xuất tại Nhà máy Chế biến Kén tằm của Công ty Dâu tằm Tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham quan và nghe giới thiệu sản phẩm tơ tằm được sản xuất tại Nhà máy Chế biến Kén tằm của Công ty Dâu tằm Tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)

Trong năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái và đã kết nối với Cổng Truy xuất nguồn gốc quốc gia; tiếp nhận 24 phiếu đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

Hầu hết các sản phẩm tham gia Cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của tỉnh, như: Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Lếch - Bảo Ái" cho sản phẩm gạo nếp Lếch của huyện Yên Bình; xác lập quyền Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm "Rượu thóc La Pán Tẩn”, "Hoa hồng Mù Cang Chải” và "Chè Shan tuyết Púng Luông” của huyện Mù Cang Chải; quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Măng tre Bát độ Yên Bái” theo chuỗi giá trị sản phẩm; quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu" cho sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu...

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo một số sở ngành đi kiểm tra việc triển khai thực hiện các sản phẩm OCOP tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo một số sở, ngành đi kiểm tra việc triển khai thực hiện các sản phẩm OCOP tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, truy xuất nguồn gốc được ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông lâm, thủy sản, thực phẩm chủ lực; xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc và kết nối tham gia áp dụng Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa; trong đó, tập trung xây dựng thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR Code.

Việc đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước và giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.