Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Yên Bái: Ưu tiên khôi phục SXKD, bảo đảm an sinh xã hội

Minh Thu - 10:48, 23/06/2020

Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thời gian qua, tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp ưu tiên khôi phục sản xuất, kinh doanh (SXKD); hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do dịch bệnh. Trong đó, đặc biệt ưu tiên đến các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn.

Tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các DN SXKD trên địa bàn (Ảnh minh họa).
Tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các DN SXKD trên địa bàn (Ảnh minh họa).

Hỗ trợ doanh nghiệp

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, tỉnh Yên Bái đã cho phép mở cửa trở lại một số hoạt động thương mại dịch vụ. Nhiều nhà hàng, khách sạn, DN vận tải, lữ hành quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng dịch, vừa khôi phục kinh tế.

5 tháng đầu năm 2020, nhà hàng kinh doanh ăn uống Tuấn Vinh, ở Tổ 2, thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải không có doanh thu vì không có khách. Nhà hàng buộc phải cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động. Ông Phùng Văn Tuấn, chủ nhà hàng cho biết: “Chúng tôi chủ động hạ giá thành để thu hút khách, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi tin tưởng rằng, nhà hàng sẽ sớm vượt qua khó khăn, ổn định việc kinh doanh”.

Đến nay, dù toàn tỉnh Yên Bái chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Covid-19, nhưng những tác động của nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến SXKD của cá nhân, DN trong tỉnh Yên Bái.

Điển hình như Nhà máy Sản xuất, chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Yên Bình. Trước đây, mỗi tháng Công ty xuất được 1.000 tấn tinh bột sắn, nhưng từ sau tết Nguyên đán đến nay, do không bán được nên số hàng tồn khoảng 3.000 tấn, tổng trị giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty: “Việc tồn hàng, đồng nghĩa với việc thiếu vốn để sản xuất, nhất là tiền thu mua nguyên liệu cho nông dân, buộc Công ty chỉ hoạt động 1 dây chuyền sản xuất. Hiện Công ty đang nỗ lực huy động nguồn vốn, tiếp tục theo dõi sát tình hình xuất khẩu qua các cửa khẩu chờ thông thương hàng hóa”.

Bảo đảm an sinh xã hội

Chia sẻ khó khăn với khách hàng, các ngân hàng thương mại trong tỉnh đã kịp thời giúp khách hàng vượt qua khó khăn trong SXKD. Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi nhánh Bắc Yên Bái cho biết: Ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Hiện dư nợ của Chi nhánh khoảng 5.000 tỷ đồng. Qua rà soát dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 33,2 tỷ đồng…

Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH Yên Bái, tổng dự toán kinh phí hỗ trợ của tỉnh chi trả cho các đối tượng theo Nghị quyết 42 của Chính phủ gần 276 tỷ đồng. Kết quả rà soát nhanh cho thấy, tổng số đối tượng Người có công với cách mạng đang hưởng trợ trợ cấp ưu đãi hằng tháng là 5.092 người, với tổng số tiền hỗ trợ trên 7,6 tỷ đồng. 36, 390 tỷ đồng sẽ được chi trả cho 24.260 đối tượng bảo trợ xã hội; 195.073 khẩu thuộc nhóm đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia được hỗ trợ trên 146 tỷ đồng….

Hiện tỉnh Yên Bái đang tiến hành triển khai nhanh gói hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra sai sót, tránh trục lợi, tham ô chính sách. 

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.