Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Phương Nghi - 15:54, 17/06/2021

Trong 5 năm qua, từ việc huy động nhiều nguồn lực đầu tư và triển khai các chương trình, dự án về giảm nghèo, Bạc Liêu đã trở thành điểm sáng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Từ 2 con bò giống được hỗ trợ ban đầu, gia đình Bà Danh Thị Sà Bay ở ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) tiếp tục nuôi bò sinh sản để cung cấp con giống đã giúp bà vươn lên thoát nghèo.
Từ 2 con bò giống được hỗ trợ ban đầu, gia đình bà Danh Thị Sà Bay ở ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) tiếp tục nuôi bò sinh sản để cung cấp con giống đã giúp gia đình vươn lên thoát nghèo.

Nếu đầu năm 2016, qua kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Bạc Liêu có 30.855 hộ nghèo (chiếm 15,55%), thì đến đầu năm 2021, toàn tỉnh đã giảm được 29.735 hộ nghèo, số hộ nghèo hiện còn 1.120 hộ (chiếm khoảng 0,5%). Với việc huy động nhiều nguồn lực đầu tư và khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái” trong cộng đồng, công tác giảm nghèo đã lan tỏa, đạt được những kết quả tích cực.

Một trong những giải pháp quan trọng đạt được trong công tác giảm nghèo thời gian qua chính là Bạc Liêu đã tập trung thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo. Theo bà Nguyễn Thùy Như, Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu: Trong 5 năm qua, Bạc Liêu đã xây dựng gần 80 mô hình phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế để hỗ trợ cho gần 3.000 hộ được hưởng lợi, với các mô hình sản xuất: Nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi bò, trồng hoa màu kết hợp chăn nuôi, nuôi dê, nuôi sò huyết, nuôi gà, nuôi rắn ri voi...

Thông qua các mô hình giảm nghèo đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đặc biệt tăng cường mối liên kết hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi; chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; khuyến khích, phát huy vai trò sáng kiến và nguồn lực đối ứng của chính người dân và cộng đồng trong quá trình thực hiện mô hình, chủ động vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách chính xã hội giúp anh Thạch Sà Thươnh ở ấp Xẻo Lá, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) đầu tư chăn nuôi, có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách chính xã hội giúp anh Thạch Sà Thươnh ở ấp Xẻo Lá, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) đầu tư chăn nuôi, có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Những năm trước đây, gia đình anh Thạch Sà Thươnh ở ấp Xẻo Lá, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) hoàn cảnh rất khó khăn, nhà có ít đất nên phải thuê đất để trồng lúa, nhưng thu nhập không ổn định. Cuối năm 2018, anh Thươnh được Hội Nông dân đứng ra tín chấp để tạo điều kiện cho gia đình anh vay vốn ngân hàng 30 triệu đồng. Số tiền này, vợ chồng anh quyết định mua 200 con gà giống, tận dụng cây gỗ quanh nhà để làm chuồng. Sau gần 4 tháng chăm sóc, đợt xuất chuồng đầu tiên, gia đình đã có lãi hơn 12 triệu đồng. Đợt sau với đàn gà 300 con, anh bán gà đúng vào dịp Tết Nguyên đán, thu lãi gần 20 triệu đồng. Hiện nay, mỗi năm anh nuôi 2 đợt gà (từ 300 - 400 con/đợt).

Ngoài ra, anh còn trồng 1.000m2 rau xanh các loại. Mỗi vụ thu hoạch, anh có lãi trên 15 triệu đồng. Hiện nay, cuộc sống của gia đình anh Thạch Sà Thươnh bước đầu ổn định, gia đình đã sắm sửa được đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình. Anh Thươnh chia sẻ: “Muốn thoát nghèo thì phải quyết tâm và chịu khó, quan trọng là tự tạo được việc làm và thu nhập ổn định, nhất là phải sử dụng đồng vốn vay dành cho hộ nghèo sao cho hiệu quả, không nên trông chờ hay ỷ lại quá nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước”.

Còn gia đình bà Danh Thị Sà Bay ở ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) cách đây 5 năm hoàn cảnh rất khó khăn. Nhà đông con nhưng cả gia đình chỉ có một công đất canh tác lúa. Năm 2016, gia đình bà Sà Bay được hỗ trợ cặp bò giống để nuôi. Sau khi nhận được cặp bò, bà Bay vay thêm vốn xây chuồng trại để nuôi thêm lợn, gà. Từ 2 con bò giống, gia đình bà Bay tiếp tục nuôi bò sinh sản để cung cấp con giống cho những hộ có nhu cầu. Mỗi năm, gia đình bà bán từ 1 đến 2 con bê với mức giá trung bình từ 15 - 18 triệu đồng/con. Cùng với các khoản thu khác, mỗi năm gia đình bà Sà Bay có thu nhập gần 60 triệu đồng, nhờ đó gia đình đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá trong xã.

Từ nguồn vốn chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo, anh Phạm Hồng Thắng ở ấp Tà Ky, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân), thực hiện mô hình nuôi rắn ri voi, giúp gia đình có thu nhập ổn định.
Từ nguồn vốn chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo, anh Phạm Hồng Thắng ở ấp Tà Ky, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân), thực hiện mô hình nuôi rắn ri voi, giúp gia đình có thu nhập ổn định.

Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe y tế, năm 2020, Bạc Liêu đã cấp hơn 4.130 thẻ BHYT cho người nghèo, 24.236 thẻ BHYT cho người cận nghèo, 224.826 thẻ BHYT cho người sinh sống ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn và xã bãi ngang ven biển, với tổng kinh phí trên 90 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở và hỗ trợ về giáo dục - đào tạo, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 3.984 căn nhà, kinh phí gần 120 tỷ đồng; triển khai thực hiện kịp thời việc hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo trên địa bàn tỉnh…

Có thể thấy, từ sự mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong thực hiện các biện pháp giảm nghèo đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS,thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.