Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch

Như Ý - 15:56, 07/08/2023

Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu, rau giổi, Bẩu ngoại (Tày), co nhả lốt (Thái)… có vị ngọt, cay, tính hàn. Cây hàm ếch không những là loại rau rừng ngon mà còn là cây thuốc nam điều trị bệnh viêm thận, phù thận, phù toàn thân rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch mời các bạn tham khảo.

Cây hàm ếch không những là loại rau rừng ngon mà còn là cây thuốc nam điều trị bệnh viêm thận, phù thận, phù toàn thân rất tốt
Cây hàm ếch không những là loại rau rừng ngon mà còn là cây thuốc nam điều trị bệnh viêm thận, phù thận, phù toàn thân rất tốt

Đặc điểm của cây hàm ếch

Cây hàm ếch là loại cây thân thảo, cao trung bình 30 - 50cm. Thân cây mọc đứng, phân đốt và có gờ xung quanh mỗi đốt. Lá cây hàm ếch là lá nguyên, mọc so le, có dạng hình trứng, đầu nhọn, góc tròn hoặc hình tim, dài khoảng 8 - 12cm và rộng 4 - 5 cm. Mỗi lá có 5 gân, tù gốc. Cuống lá dài từ 3 - 6cm, gốc cuống có bẹ.

Cây hàm ếch thường ra hoa từ tháng 4 - tháng 8 và kết quả vào tháng 8 - tháng 9 hằng năm. Hoa của chúng có màu trắng, kết thành bông mọc thõng xuống ở kẽ lá, không có bao hoa. Cây hàm ếch có quả nang, hạt có hình cầu hoặc hình trứng nhọn.

Cây có thể dùng được toàn bộ thân từ thân cây đến lá cây, được nông dân thu hoạch lúc ra hoa. Thời điểm thu hái tốt nhất là vào vụ Hè - Thu.

Theo y học cổ truyền, cây hàm ếch có nhiều công dụng trong việc phòng trị bệnh như đau nhức xương khớp, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng, bạch đới, sỏi bàng quang, viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết, viêm vú, eczema, rắn cắn. Cây cũng được dùng để chữa các chứng bệnh về da như mụn nhọt, lở ngoài da, eczema, viêm mủ da….

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch 1

Bài thuốc chữa bệnh từ cây hàm ếch

Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Nếu bị mụn nhọt sưng tấy, nốt mụn to, chưa vỡ mủ thì có thể lấy lá hàm ếch tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vùng da bị tổn thương (trước khi đắp cần rửa sạch, lau khô da). Dùng gạc sạch băng lại để lá không bị rơi, đắp ngày 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dùng liền 3 ngày sẽ thấy hiệu quả tốt.

Chữa gout: Dùng 65g (khô) hoặc 100g (tươi) cây hàm ếch sắc 1,5 lít còn 0,5 lít sắc 2 nước, uống trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.

Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Chuẩn bị hàm ếch 30g, rửa sạch cho vào ấm, đổ thêm 500ml nước đun sôi. Dùng nước này uống thay trà hàng ngày. Mỗi tuần là 1 liệu trình.

Chữa viêm thận, phù thận: Chuẩn bị 30g (khô) hoặc 80g (tươi) thân lá cây hàm ếch sắc 1,5 lít còn 0,5 lít sắc 2 nước , uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 14 ngày.

Hoặc dùng 80g thân lá tươi, đen rửa sạch, để dáo nước, giá nát, ép lấy nước uống tươi. Sẽ giúp lợi tiểu tốt hơn.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch 2

Chữa chảy máu cam do nhiệt: Chuẩn bị tam bạch thảo 15g, rễ đỗ quyên 15g. Cho cả 2 vị thuốc vào ấm, đổ thêm 700ml nước, sắc còn 250ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.

Chữa sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo: Hàm ếch, dây tơ hồng lục, dây cát ken (dây xanh), bòng bong, kim tiền thảo, cỏ tháp bút, mỗi vị 25g. Sắc nước uống.

Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng: Hàm ếch 80g, ô rô cạn (đại kế), cỏ lưỡi rắn, mỗi vị 60g. Sắc nước uống hàng ngày.

Hoặc sử dụng thân lá hàm ếch khô 60g – 70g đem kết hợp với cây an xoa sao vàng 40g, bạch hoa xà 50g rửa sạch, sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun cạn cô lấy khoảng 300ml. Chia nước làm nhiều phần và cho bệnh nhân uống trong ngày.

Chữa bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, gan nhiễm mỡ: Sử dụng thân lá của cây hàm ếch khô khoảng 40g đem rửa sạch đun nước uống hàng ngày. Nên kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả như ý.

Chữa chân phù nề, đau, tiểu tiện ít: Rễ cây hàm ếch giã nát, lấy nước uống với rượu.

(Tổng hợp) Bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch 3

Điều trị phù thũng, tiểu rắt, giúp lợi tiểu: Để lợi tiểu nhanh các bạn nên dùng thân lá tươi khoảng 80g, đen rửa sạch, để dáo nước, giá nát, ép lấy nước uống tươi.

Nếu không có lá tươi có thể dùng thân lá khô 30g, đun với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy 400ml nước uống trong ngày.

Chữa bệnh tiểu khó, nước tiểu đục: Rễ tươi cây 30g. Sắc nước uống mỗi ngày, uống nhiều ngày.

Chữa khí hư bạch đới: Hàm ếch 60g, thịt lợn nạc 70g. Thịt lợn băm nhỏ, ướp xào cho vừa, thêm nước đun thành canh. hàm ếch thái nhỏ cho vào nấu chín ăn cả cái lẫn nước. Cách ngày ăn một lần, dùng liền 10 lần.

Viêm đau bao tử: Dùng thân lá hàm ếch khô 40g, đun nước uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.

Lưu ý

Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Không nên tự ý dùng khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.