Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Mạnh Cường - 11:02, 21/05/2024

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.

Ông Lý Văn Thiết, Người có uy tín thôn Cốc Tộc, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể sử dụng điện thoại thông minh để đọc tài liệu tập huấn.
Ông Lý Văn Thiết, Người có uy tín thôn Cốc Tộc, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể sử dụng điện thoại thông minh để đọc tài liệu tập huấn.

Việc cấp phát được thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, đúng quy định và mang lại hiệu quả thực tiễn. Ban Dân tộc tỉnh cũng đã xây dựng và ban hành quy chế sử dụng điện thoại được hỗ trợ để giúp Người có uy tín sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Theo bà Triệu Thị Thu Phương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn: Việc cấp điện thoại thông minh cho Người có uy tín thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, đóng góp của Người có uy tín trong cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Người có uy tín trong thông tin liên lạc, tiếp cận thông tin trên môi trường mạng, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân và chuyển đổi số ở các địa phương. Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp triển khai các quy trình, thủ tục để cấp điện thoại thông minh cho Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.




Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.