Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bản sắc và hội nhập

Bản Dộ-Tà Vờng của người Chứt hôm nay

Hoàng Thái - 21:59, 28/02/2021

Bản Dộ - Tà Vờng là một trong ba bản thuộc vùng Lòm của xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm dọc theo đường biên giới với nước bạn Lào. Từ những lợi thế cảnh quan hữu tình và những di sản văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Chứt bảo tồn khá nguyên vẹn, bản Dộ - Tà Vờng đang được huyện Minh Hóa chọn xây dựng bản nông thôn mới và kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Bản Dộ -Tà Vờng nhìn từ trên cao
Bản Dộ -Tà Vờng nhìn từ trên cao (ảnh TL)

Bản Dộ-Tà Vờng hiện có 73 hộ với 391 nhân khẩu, 100% nhân khẩu là dân tộc Chứt. Đây là một bản nghèo, chưa có điện lưới, đồng bào sử dụng điện từ pin năng lượng mặt trời để phục vụ đời sống sinh hoạt. Đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa nước, chăn nuôi và trồng trọt nhỏ lẻ…

Người phụ nữ dân tộc Chứt đang nấu xôi.
Người phụ nữ dân tộc Chứt đang nấu xôi.

Năm 2019, bản Dộ-Tà Vờng được huyện Minh Hóa chọn để xây dựng thành bản nông thôn mới và nay đã được quy hoạch đẹp đẽ, ngăn nắp. Nếp nhà này nối với nhà kia theo từng cụm, khắp lối đi trong bản là những vườn cây, hoa trái với sắc xanh dịu mát. Người dân ở đây luôn nghĩ rằng, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng vẻ đẹp cho bản làng của họ, nếu không ngăn nắp, sạch sẽ thì thật có lỗi với trời đất. Vì thế, cứ hàng tuần, người dân trong bản lại tổ chức làm vệ sinh, nhắc nhở nhau giữ gìn bản làng luôn sạch sẽ.

Phụ nữ và trẻ em ở bản Dộ - Tà Vờng
Phụ nữ và trẻ em ở bản Dộ - Tà Vờng (Ảnh TL)

Trưởng bản Hồ Khiên cho biết, hiện nay, trẻ em bản Dộ-Tà Vờng không còn phải bỏ học trong những ngày mưa lũ nữa. Có một trường tiểu học ở ngay sát chân đồi với 6 lớp, bình quân mỗi lớp có 15 học sinh. Ngay tại bản Tà Vờng cũng có một lớp mẫu giáo cho trẻ con trong bản đến học. Người Mã Liềng và người Mày (thuộc dân tộc Chứt) ở Tà Vờng vẫn giữ được những lễ hội như lễ cúng giang sơn, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ cúng cơm mới…

Ông Hồ Khiên, Trưởng bản Dộ-Tà Vờng đã gieo cấy thử nghiệm thành công mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang.
Ông Hồ Khiên, Trưởng bản Dộ-Tà Vờng đã gieo cấy thử nghiệm thành công mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang. (Ảnh TL)
Vào mùa Xuân, trai gái trong bản lại mặc đẹp, chuẩn bị chu đáo rượu, thịt để già làng làm lễ tế Giàng, trời đất, thần rừng... nhằm cầu cho dân làng luôn được khỏe mạnh, bình an, làm ăn phát triển.
Một góc bản Dộ - Tà Vờng
Một góc bản Dộ - Tà Vờng
Các bé gái dân tộc Chứt chơi trò nhảy dây.
Các bé gái dân tộc Chứt chơi trò nhảy dây.
Phụ nữ dân tộc Chứt thường lấy chồng sớm. Ở đây có phong tục khi sinh con, vợ chồng phải làm một cái chòi cạnh nhà, sau khi sinh 3 ngày mới được về nhà
Phụ nữ dân tộc Chứt thường lấy chồng sớm. Ở đây có phong tục khi sinh con, vợ chồng phải làm một cái chòi cạnh nhà, sau khi sinh 3 ngày mới được về nhà
Tin cùng chuyên mục
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).