Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tạo sinh kế tạm thời cho người dân miền Trung sau mưa lũ

Hoàng Thanh - 10:27, 04/12/2020

Cùng với sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang nỗ lực triển khai các giải pháp để hỗ trợ các tỉnh miền Trung khôi phục sản xuất sau lũ. Ưu tiên trước mắt sẽ là tái khởi động các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ngắn ngày khi tết Nguyên đán Tân Sửu đã gần kề.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sau bão, lũ, nhu cầu cây giống, con giống mới để khôi phục sản xuất là rất lớn. Các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống, 560.000 liều Văcxin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sau bão, lũ, nhu cầu cây giống, con giống mới để khôi phục sản xuất là rất lớn. Các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống, 560.000 liều Văcxin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.

Gia đình chị Ngô Thị Liệt ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chuyên trồng rau màu. Mưa lũ vừa qua đã làm thiệt hại nặng nề nhiều diện tích rau chuẩn bị thu hoạch của gia đình.

Sau khi cơn bão số 13 đi qua, nước lũ bắt đầu rút, gia đình chị Liệt đã bắt tay ngay vào khôi phục hoạt động sản xuất mà không lo thiếu giống. Chị Liệt cho hay, ngay trong mưa bão, gia đình đã ươm hơn 1.000 cây giống su hào trong sọt, cất vào kho. Nhờ vậy, số lượng su hào giống vẫn ra mầm để trồng, kịp cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. 

“Do đã quen với mưa bão, lại có thông tin dự báo thường xuyên nên gia đình đã chủ động ươm cây giống. Chỉ chờ khi nước rút hết là xuống giống”, chị Liệt cho biết.

Cách làm sáng tạo của gia đình chị Liệt là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch khôi phục sản xuất của ngành Nông nghiệp các tỉnh miền Trung hiện nay. Tác động của mưa bão, lũ lụt đã khiến nhiều diện tích đất canh tác bị bồi lắng, nhiều diện tích cây trồng lâu năm đang đối mặt với nguy cơ mất mùa do dịch bệnh sau mưa lũ. Trong khi đó, Tết Nguyên đán đã cận kề, việc bảo đảm sinh kế tạm thời cho người dân vùng lũ miền Trung lúc này là rất cấp bách.

Nhiều diện tích đồng ruộng ở Triệu Phong (Quảng Trị) bị cát bồi lấp sau lũ lụt.
Nhiều diện tích đồng ruộng ở Triệu Phong (Quảng Trị) bị cát bồi lấp sau lũ lụt.

Từ 20 - 23/11, Đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (thuộc Bộ NN&PTNT) đã khảo sát tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi khi các địa phương khôi phục sản xuất. Tại Quảng Trị, tiêu là loại cây trồng bị thiệt hại nặng nề nhất. Trong chuyến khảo sát ngày 20/11, Đoàn công tác đã khuyến nghị người dân tập trung xử lý triệt để các sinh vật gây hại trong đất, sau đó tiến hành chăm sóc; nơi nào bị bồi lấp quá sâu thì cần chuyển đổi sang trồng màu.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đơn vị đã có kế hoạch xây dựng Chương trình khuyến nông đột xuất để hỗ trợ ngành Nông nghiệp. Đồng thời, giúp bà con xây dựng, thiết kế lại những mô hình sản xuất bền vững. Trước mắt, người nông dân miền Trung cần tập trung nuôi trồng cây, con ngắn ngày.

Các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa để triển khai vụ Đông - Xuân dự kiến vào giữa tháng 12 tới.
Các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa để triển khai vụ Đông - Xuân dự kiến vào giữa tháng 12 tới.

Đây cũng là giải pháp được Bộ NN&PTNT tập trung thảo luận tại các cuộc họp về phục hồi, thúc đẩy tái sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ ở miền Trung sau khi con bão số 13 đi qua. Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, để khôi phục sản xuất, tạo sinh kế cho người dân, cần tập trung vào 2 mũi nhọn là trồng rau màu và chăn nuôi gia cầm.

Theo đó, sẽ tập trung hỗ trợ người dân tăng nhanh diện tích sản xuất rau màu, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung rau trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đặc biệt, hỗ trợ giống rau màu cho người dân ở các địa phương, nhất là những nơi ngập sâu. Trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, việc chăn nuôi gia cầm giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sau bão, lũ, nhu cầu cây giống, con giống mới để khôi phục sản xuất là rất lớn. Các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống, 560.000 liều vắc-xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.