Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Cần siết chặt việc mua bán cổ vật ra nước ngoài

Thanh Nguyên - 21:39, 10/01/2024

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân chỉ được chuyển nhượng, cho tặng, kế thừa trong nước, không được bán ra nước ngoài.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời Nguyễn từng bị lưu lạc sang Pháp và xuất hiện tại buổi đấu giá công khai tại Pháp đã được “hồi hương” về Việt Nam cuối tháng 11/2023, sau một thời gian thương thảo giữa các đối tác Việt Nam và Pháp
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời Nguyễn từng bị lưu lạc sang Pháp và xuất hiện tại buổi đấu giá công khai tại Pháp đã được “hồi hương” về Việt Nam cuối tháng 11/2023, sau một thời gian thương thảo giữa các đối tác Việt Nam và Pháp

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chủ trì soạn thảo dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Trong dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được Bộ VHTT&DL chủ trì soạn thảo, tại Điều 41 dự thảo quy định di vật (hiện vật có giá trị được lưu truyền lại), cổ vật (di vật có từ 100 tuổi trở lên) thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng, cho, để thừa kế và kinh doanh ở trong nước.

Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân, chuyển nhượng các hiện vật này.

Bộ VHTT&DL cũng đề xuất việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các pháp luật khác liên quan. Nhà nước được ưu tiên sở hữu thông qua chuyển nhượng đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và khuyến khích cá nhân, tổ chức, bảo tàng ngoài công lập đưa di vật, cổ vật có giá trị của Việt Nam từ nước ngoài về nước.

Luật Di sản văn hóa hiện hành cho phép mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước ở cả trong và ngoài nước. Bộ VHTT&DL cho rằng, cần nghiên cứu, bãi bỏ quy định này để siết chặt việc mua bán di vật, cổ vật ra nước ngoài, tránh tình trạng "chảy máu" cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của UNESCO.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.