Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Cảnh báo diễn biến thời tiết bất thường

Trọng Bảo - 14:17, 23/03/2020

Từ đầu năm đến nay, thời tiết miền Bắc nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng có những diễn biến bất thường. Đặc biệt, mưa to kèm dông lốc và mưa đá liên tục xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Mưa đá kèm theo dông lốc những tháng đầu năm 2020 gây thiệt hại về tài sản các tỉnh Tây Bắc
Mưa đá kèm theo dông lốc những tháng đầu năm 2020 gây thiệt hại về tài sản các tỉnh Tây Bắc

Đêm 30 và ngày mùng 1 tết Nguyên đán, nhiều tỉnh miền Bắc xảy ra mưa lớn kéo dài, một số nơi còn xảy ra mưa đá, đây là hiện tượng hiếm gặp trong những ngày đầu năm mới. Đặc biệt, trong những ngày đầu tháng 3, nhiều tỉnh khu vực Tây Bắc xảy ra mưa đá kèm theo gió lốc đã gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái, khoảng 19 giờ tối 2/3, trên địa bàn thành phố và một số huyện đã xảy ra dông lốc kèm theo mưa đá gây ngập úng cục bộ, đổ nhiều cây cối. 

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, dông lốc đã làm 6 người bị thương; 3.926 nhà bị ảnh hưởng (4 nhà sập đổ hoàn toàn); 159,2ha cây nông nghiệp, công nghiệp bị gãy đổ, vùi lấp; trên 1.000 con gia cầm bị chết; hệ thống điện lưới bị ảnh hưởng nặng gồm 32 cột điện bị gãy đổ; 1.550m đường dây điện bị đứt và hư hỏng. Ngoài ra, 17 trường học; 8 cơ quan, công trình công cộng; 5 nhà văn hóa bị tốc mái… Ước tổng giá trị thiệt hại trên địa bàn tỉnh là 19 tỷ đồng.

Tại tỉnh Lai Châu, từ ngày 2 đến sáng 3/3, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xuất hiện mưa đá gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân. Ước tính thiệt hại sau trận mưa đá gây ra lên đến hàng chục tỷ đồng. 

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Lào Cai cho biết: Thông thường, ở các tỉnh vùng núi miền Bắc mưa đá thường xuất hiện vào tháng 2, có những năm vào cuối tháng 1 đã xuất hiện mưa đá. Tháng 3 mưa đá tăng dần và đạt tần suất cao nhất là vào tháng 4, tháng 5 mưa đá giảm dần. Các tháng 9, 10 và 11 đôi khi cũng ghi nhận được mưa đá nhưng với tần suất rất thấp. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của khí hậu khiến mưa đá xảy ra ngày càng bất thường, hiện đã ghi nhận được một số trận mưa đá xuất hiện trái với quy luật vốn có của tự nhiên”, ông Hải thông tin.

Dự báo trong những tháng nửa đầu năm 2020, hiện tượng Enso (El Nino và La Nina) tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc, ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và có khả năng duy trì trạng thái này đến gần cuối năm 2020. Theo đó, nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 8/2020 phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 10C. Trong tháng 3 và tháng 4/2020, vẫn còn khoảng 3 - 4 đợt không khí lạnh tràn xuống gây ra các đợt lạnh rét nhưng với thời gian ngắn và rét không sâu. Cần đề phòng hiện tượng cực đoan như mưa đá, lốc tố, gió giật mạnh, sét đánh khi không khí lạnh ảnh hưởng. 

“Riêng đối với tỉnh Lào Cai, mùa Hè năm 2020, nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn hàng năm, cả mùa hè khả năng xuất hiện 3 - 4 đợt nắng nóng trên diện rộng. Vùng thấp nhiệt độ cao nhất lên tới 39 -410C, vùng cao trong khoảng 33 -350C. Từ tháng 5-8/2020, các sông suối trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện lũ, đỉnh lũ các sông lớn đạt mức báo động 1, báo động 2, riêng các sông suối nhỏ cao hơn mức báo động 1 và báo động 2. Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại nhiều khu vực các huyện vùng núi và núi cao”, ông Hải cảnh báo.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.