Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Cao Bằng: "Ðòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

PV - 16:33, 02/02/2023

Đến các xã vùng cao thuộc các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng… trong tiết Xuân ấm áp, xa xa những nương ngô, lạc xanh mơn mởn là những công trình điện, đường, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng… Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong tỉnh từng bước ổn định và phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, diện mạo vùng DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.

Đường nông thôn xóm Cao Sơn (Hòa An) được bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi
Đường nông thôn xóm Cao Sơn (Hòa An) được bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi

Ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng

Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, trên 95% là đồng bào DTTS. Những năm gần đây, cùng với việc thực hiện hiệu quả chương trình, dự án của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở tại các vùng đồng bào DTTS là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn miền núi có những khởi sắc vượt bậc, nhất là hệ thống đường nông thôn, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa...

Những đổi thay ở xóm Cao Sơn, xã Dân Chủ (Hòa An) là một ví dụ điển hình. Chúng tôi đến xóm đúng dịp tuyến đường bê tông dài hơn 2 km vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Anh Vương Văn Sinh - Trưởng xóm Cao Sơn phấn khởi cho biết: Từ ngày có con đường mới, việc đi lại, giao thương của người dân trong xóm thuận lợi hơn rất nhiều, cuộc sống của người dân nhờ vậy mà ngày càng khấm khá hơn.

Toàn xóm có 87 hộ/450 nhân khẩu với 2 dân tộc Mông và Nùng cùng chung sống. Trước đây, do tập quán canh tác lạc hậu, hạ tầng cơ sở thiếu thốn nên cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ đã đầu tư xây dựng, cải tạo đường, trường, nhà văn hóa cộng đồng… từng bước đáp ứng nhu cầu ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất của người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân ngày càng khởi sắc. Hiện xóm còn 85 hộ nghèo, nhưng không còn hộ đói, không còn nhà tạm, nhà dột nát; 97% hộ có xe máy; 100% trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường...

Năm 2022, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, 2 xóm vùng cao đặc biệt khó khăn Cao Sơn và Khuổi Bốc, xã Dân Chủ (Hòa An) được Nhà nước quan tâm hỗ trợ 87 bồn nhựa đựng nước trị giá 242 triệu đồng. Chị Giàng Thị Sinh - xóm Cao Sơn tâm sự: Được hỗ trợ bồn nhựa đựng nước bà con vô cùng phấn khởi, dân không còn lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô nữa. Người dân thi đua phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cỏ voi, chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo.

Tỉnh Cao Bằng thực hiện đột phá chiến lược đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tỉnh Cao Bằng thực hiện đột phá chiến lược đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Giảm nghèo bền vững

Kết quả lớn nhất trong chính sách đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở tại các vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh không chỉ đơn thuần là "rót" kinh phí mà quan trọng hơn đã giúp những người dân nơi đây có thêm "đòn bẩy" để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, vươn lên bắt nhịp với sự phát triển chung của tỉnh.

Với hạ tầng cơ sở từng bước được hoàn thiện, các địa phương tập trung chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, phát huy thế mạnh của từng vùng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, đưa năng suất lúa của tỉnh năm 2022 đạt 46,8 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 297.178 tấn. Tại các vùng đồng bào DTTS hình thành nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi tập trung và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng cây dược liệu, phát triển cây trúc sào tại 2 huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc; trồng gừng trâu, thuốc lá, lạc, lợn đen tại huyện Hà Quảng; hồi, thạch đen tại huyện Thạch An; chăn nuôi trâu, bò tại huyện Bảo Lâm… Phong trào "nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" trong vùng đồng bào DTTS được phát triển rộng khắp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Chị Triệu Mùi Xiên - xóm Lũng Ỉn, xã Vũ Minh (Nguyên Bình) phấn khởi cho biết: Những năm gần đây, bà con trong xóm đổi mới phương thức canh tác, ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ các chính sách dân tộc. Từ chỗ chỉ canh tác manh mún, nhỏ lẻ trên đất nương lẫn đá, đời sống khó khăn, giờ đây gia đình tận dụng chính sách hỗ trợ vốn, tiếp cận kỹ thuật nuôi bò, mở rộng diện tích trồng lạc đem lại thu nhập đáng kể...

Theo Chủ tịch UBND xã Vũ Minh (Nguyên Bình) Triệu Tòn Sinh, trên 90% dân số của xã là đồng bào DTTS. Xác định rõ tầm quan trọng của các chính sách dân tộc, ngay từ khi chủ trương, chính sách được cấp trên triển khai, chính quyền xã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, triển khai kịp thời các dự án nông nghiệp phát triển sản xuất, hỗ trợ giống ngô, lúa, gia cầm, máy nông cụ cho bà con. Từ năm 2021 đến nay, từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, xã hỗ trợ trên 200 triệu đồng giống cây trồng, vật nuôi, máy tẽ ngô, máy quạt thóc, máy thái thức ăn gia súc… cho hơn 200 hộ nghèo.

Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, bà con trong xã mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống. Do vậy, vài năm trở lại đây, tình hình kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn có những chuyển biến rõ rệt. Hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn xã bình quân giảm 5%/năm; thu nhập trên 16 triệu đồng/người/năm.

Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS
Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Tăng cường hơn nữa các nguồn lực đầu tư

Một tin vui đến với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình với mục tiêu chung là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước. Giảm dần số xã, xóm đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ hủ tục. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh biên giới quốc gia...

Theo đó, trong giai đoạn 1 (năm 2021 - 2025) Chương trình sẽ được đầu tư trên 5.777 tỷ đồng. Riêng năm 2022, tỉnh được Trung ương phân bổ hơn 814 tỷ đồng thực hiện 703 dự án giao thông, điện, nước sinh hoạt tập trung, thủy lợi, trạm y tế, nhà văn hóa, hỗ trợ đất sản xuất, công nghệ thông tin, chuyển đổi số…

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bế Văn Hùng chia sẻ: Nhiều chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đồng bào vùng DTTS và miền núi đã phát huy tác dụng, tạo việc làm, ổn định tinh thần, nâng cao đời sống cho người dân. Huy động sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện từ khâu điều tra, rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách đến tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách nên việc hỗ trợ bảo đảm chính xác, đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực tế người dân.

Thời gian tới, tỉnh tăng cường hơn nữa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, như: đường, điện, trường học, trạm y tế… nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS. 

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.