Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Vân Khánh - 19:41, 15/03/2022

Huyện miền núi Phú Lương (Thái Nguyên) có dân số khoảng 103.490 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 50% dân số. Năm 2022, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện thêm phấn khởi khi nhiều địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, về đích nông thôn mới; việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong năm mới 2022 có thêm cơ hội mới.

Nhiều mô hình trồng cây dược liệu đang đem lại thu nhập cao cho người dân huyện Phú Lương. (Trong ảnh: Mô hình trồng cây Sâm Báo tại xóm Đồng Tâm xã Động Đạt, huyện Phú Lương)
Nhiều mô hình trồng cây dược liệu đang đem lại thu nhập cao cho người dân huyện Phú Lương. (Trong ảnh: Mô hình trồng cây Sâm Báo tại xóm Đồng Tâm xã Động Đạt, huyện Phú Lương)

“Cú hích” trong xây dựng NTM

Yên Ninh là 1 trong 4 xã khu vực III của huyện Phú Lương trong giai đoạn 2017 - 2020. Toàn xã có trên 1.900 hộ, trong đó hơn 79% dân số là đồng bào DTTS. Thu nhập của người dân trên địa bàn xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản.

Khó khăn là vậy, nhưng với quyết tâm cao của huyện, của xã, sự đồng thuận của người dân, Yên Ninh đặt mục tiêu về đích nông thôn mới (NTM) ngay trong năm 2021. Và, dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, xã Yên Ninh đã hoàn thành mục tiêu.

Ngày 27/12/2021, Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Thái Nguyên đã xác nhận Yên Ninh đủ điều kiện được công nhận xã NTM, với số điểm đạt 97,65. Tại thời điểm này, ngoài các chỉ tiêu “cứng”, thì tỷ lệ hộ nghèo của chỉ còn 4,24%; thu nhập bình quân đầu người đạt 36,3 triệu đồng/người/năm.

Vũ điệu Tắc xình của đồng bào dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương trong các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ hội Cầu mùa, thường được tổ chức vào trước hoặc sau Tết Nguyên đán hằng năm
Vũ điệu Tắc xình của đồng bào dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương trong các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ hội Cầu mùa, thường được tổ chức vào trước hoặc sau Tết Nguyên đán hằng năm

Một trong những “cú hích” để xã khu vực III Yên Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là nguồn lực từ Chương trình 135. Trong những năm qua, xã đã được đầu tư hàng chục công trình hạ tầng, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Cũng như xã Yên Ninh, giai đoạn 2017 - 2020, các địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ở huyện Phú Lương cũng được hưởng lợi từ Chương trình 135. Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Phú Lương, giai đoạn 2017 - 2020, toàn huyện có 4 xã khu vực III, 1 xã ATK và 14 xóm ĐBKK thuộc 4 xã khu vực II trong diện đầu tư của Chương trình 135. Toàn huyện được bố trí hơn 44,2 tỷ đồng (ngân sách Trung ương gần 41,4 tỷ đồng) để thực hiện Chương trình.

Ông Vũ Thăng Long - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phú Lương khẳng định, nguồn lực của chương trình đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thoát nghèo, “cán đích” NTM ở các xã ĐBKK của huyện. Trước xã Yên Ninh thì tính đến năm 2020, huyện đã có 6 xã hưởng Chương trình 135 về đích NTM, gồm Động Đạt, Tức Tranh, Yên Đổ, Yên Lạc, Hợp Thành và Phú Đô. Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa bàn thụ hưởng Chương trình giảm từ 19% đầu năm 2017 xuống còn 3,57% vào cuối năm 2020.

 Phụ nữ dân tộc Sán Chay ở xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương chuẩn bị nguyên liệu làm các món bánh truyền thống của dân tộc
Phụ nữ dân tộc Sán Chay ở xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương chuẩn bị nguyên liệu làm các món bánh truyền thống của dân tộc

Quyết tâm thoát nghèo

Bước sang giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phú Lương chỉ còn Yên Trạch là xã khu vực III, với 6 thôn ĐBKK. Ngoài ra, huyện có 4 thôn ĐBKK thuộc 2 xã khu vực I (xã Phú Đô có 3 xóm, xã Động Đạt có 1 xóm). Đây là những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, cần tiếp tục được sự đầu tư của Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ thoát nghèo.

Như Yên Trạch, là xã khu vực III từ nhiều năm nay, tính đến cuối năm 2021, Yên Trạch mới đạt 14/19 tiêu chí xây dựng NTM. Trong các tiêu chí chưa đạt của xã thì thiếu các tiêu chí cơ sở hạ tầng là chủ yếu, cần nguồn lực lớn để đầu tư (tiêu chí số 2 về giao thông do đường trục xã đã xuống cấp, đường trục xóm và liên xóm cứng hóa chưa đạt, chưa có đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa; mới có 2/3 trường đạt chuẩn…).

Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Phú Lương, ông Vũ Thăng Long, việc điều chỉnh lộ trình hoàn thành xây dựng NTM ở các địa bàn ĐBKK của huyện là rất cần thiết. Điều này giúp các địa bàn nghèo tiếp tục vận dụng hiệu quả nguồn lực của các chương trình, dự án từ ngân sách nhà nước, như Chương trình 135, để các địa phương sớm hoàn thiện các tiêu chí có vốn đầu tư lớn.

“Chương trình 135 là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Các mục tiêu cơ bản đề ra của Chương trình đều đạt và vượt, đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể”, ông Long khẳng định.

 Công trình mở rộng nâng cấp quy mô Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Phú Lương được khánh thành, đưa vào sử dụng từ năm học 2020 - 2021
Công trình mở rộng nâng cấp quy mô Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Phú Lương được khánh thành, đưa vào sử dụng từ năm học 2020 - 2021

Từ năm 2022, các địa bàn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện sẽ tiếp tục được đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025. Đây sẽ là nguồn lực đầu tư đủ mạnh để các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM còn chưa đạt.

“Sau khi được giao vốn, các địa phương cần tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia này. Bên cạnh nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh và của huyện thì các địa bàn ĐBKK cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tiến độ thoát khỏi danh sách ĐBKK trong thời gian sớm nhất”, ông Long nói.

Năm 2021, toàn huyện Phú Lương có 150 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện là cánh tay nối dài, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng dân cư, góp phần đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.