Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách Dân tộc

Chính sách hỗ trợ trẻ em miền núi, học sinh dân tộc nội trú từ ngày 1/5

Minh Nhật - 15:08, 26/04/2025

Nghị định số 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý, cải thiện điều kiện giáo dục và hỗ trợ trẻ em, học sinh, học viên tại các khu vực khó khăn.

Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ em và học sinh tại các khu vực khó khăn có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ em và học sinh tại các khu vực khó khăn có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền

Mức hỗ trợ từ ngày 1/5/2025

Theo Điều 6 Nghị định số 66/2025/NĐ-CP, mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú, học sinh bán trú, học viên bán trú, học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học như sau:

1. Chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú:

- Hỗ trợ tiền ăn trưa: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú:

a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 936.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;

b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Mỗi học sinh bán trú, học viên bán trú phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường hoặc học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh khuyết tật có nhu cầu tự túc chỗ ở gần trường để người thân chăm sóc, thì mỗi tháng được hỗ trợ 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;

c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;

d) Học sinh bán trú lớp 1 là người DTTS có học tiếng Việt trước khi vào học chương trình lớp 1, thì được hưởng thêm 1 tháng các chính sách quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

3. Chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học:

a) Học bổng chính sách: Quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17-7-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

b) Khen thưởng: Trong năm học, học sinh đạt danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi” được thưởng 600.000 đồng/học sinh;

c) Cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm:

- Học sinh dân tộc nội trú ở mỗi cấp học và học sinh dự bị đại học được cấp một lần bằng hiện vật: Chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh;

- Mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm, gồm: Vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh;

d) Tiền tàu xe: Học sinh dân tộc nội trú được cấp tiền tàu xe 2 lần vào dịp tết nguyên đán và dịp nghỉ hè (cả lượt đi và lượt về) theo giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng (trường hợp địa bàn không có phương tiện giao thông công cộng, thì được tính theo quãng đường và giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn tương đồng khác của tỉnh). Học sinh dự bị đại học và học sinh dân tộc nội trú cuối cấp chỉ được cấp tiền tàu xe một lần vào dịp tết nguyên đán (cả lượt đi và lượt về);

đ) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Chính sách này áp dụng với những trường hợp nào?

Nghị định số 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dụccó trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách, bao gồm: Đối tượng áp dụng, điều kiện, nguyên tắc, mức hưởng chính sách, quy trình xét duyệt hưởng chính sách, cấp phát gạo và kinh phí thực hiện chính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh cơ sở giáo dục phổ thông, học sinh trường dự bị đại học, học viên cơ sở giáo dục thường xuyên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Nghị định này áp dụng với các đối tượng:

1. Đối tượng trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên bao gồm:

a) Trẻ em nhà trẻ bán trú học tại cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh bán trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Học viên bán trú học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

d) Học sinh dân tộc nội trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu nghị 80, Trường Hữu nghị T78;

đ) Học sinh dự bị đại học học tại trường dự bị đại học, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.

2. Đối tượng cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh được hưởng chính sách bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục mầm non công lập có tổ chức ăn, ngủ trưa cho trẻ em nhà trẻ bán trú;

b) Trường phổ thông dân tộc bán trú, cơ sở giáo dục phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú;

c) Trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, Trường Hữu nghị 80, Trường Hữu nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được hưởng chính sách tại Nghị định này đối với đối tượng học sinh dân tộc nội trú, dự bị đại học.

Điều kiện hưởng chính sách

Điều kiện được hưởng chính sách trẻ em nhà trẻ bán trú, học sinh bán trú, học viên bán trú được quy định tại Điều 4 Nghị định số 66/2025/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Trẻ em nhà trẻ bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

a) Trẻ em nhà trẻ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

b) Trẻ em nhà trẻ người DTTS thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng DTTS và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trẻ em thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ;

- Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15-3-2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh, con đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có);

- Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

2. Học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

a) Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông (hoặc điểm trường) thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá, thuộc một trong các trường hợp sau:

- Bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Người DTTS thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi.

b) Học sinh trung học phổ thông đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, nhà ở xa trường từ 10km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá, thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người DTTS mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Người DTTS thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi.

3. Học viên bán trú đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn, nhà ở xa nơi học tập từ 7km trở lên đối với học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, 10km trở lên đối với học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là người DTTS; người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ.

Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công bằng giáo dục, giúp trẻ em và học sinh tại các khu vực khó khăn có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Bằng cách tạo điều kiện học tập tốt hơn, giảm bớt gánh nặng tài chính và động viên tinh thần học tập của học sinh, Nghị định không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng yếu thế mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Đây là một bước đi bền vững, góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hội nhập và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục
Yên Bái nỗ lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái nỗ lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Những năm gần đây, tỉnh Yên Bái luôn nằm trong danh sách những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) và là một trong những điểm sáng của vùng trung du và miền núi phía Bắc trong thực hiện Chương trình.