Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Có một giống lúa quý mang tên "khẩu cháo hom"

Việt Thắng – Trung Kim - 20:09, 15/04/2021

Từ tâm sự của ông Vi Hoè, Bí thư huyện uỷ Kỳ Sơn, chúng tôi ngược lên miền tẻ thơm ở xã Na Loi, cách TP. Vinh (Nghệ An) hơn 300 km để tìm hiểu về giống lúa nức tiếng "khẩu cháo hom". “Khẩu cháo hom” đang là niềm tự hào của xã vùng cao, vùng sâu miền Tây Nghệ An, bởi giống lúa này có một mùi hương thơm rất đặc trưng.

Niềm vui của phụ nữ xã Na Loi với lúa khẩu cháo hom
Người dân xã Na Loi tự hào với giống lúa khẩu cháo hom của mình

Lúa tẻ thơm là niềm tự hào của dân bản

Thực ra, lúa tẻ thơm này có ở Na Loi gần 30 năm nay. Đồng bào dân tộc Thái nơi đây quen gọi giống lúa tẻ thơm này là “khẩu cháo hom”. “Khẩu cháo hom” đang là niềm tự hào của xã vùng cao, vùng sâu miền Tây Nghệ An, bởi giống lúa này có một mùi hương thơm rất kì lạ, rất đặc trưng. 

Nói về niềm tự hào của người dân năm bản trong xã Na Loi thì nhiều lắm. Ví như có người nói: “Mùi hơm từ cây lúa đến hạt gạo đến nồi cơm”; “Do là khẩu cháo hom đặc biệt nên mỗi mùa lúa chín, sau khi dân bản đi gặt lúa là có lễ ăn mừng lúa mới, vui lắm”. Hay có người khoe: “gạo tẻ thơm ở đây được người dân quý lắm, ít người bán lắm nên tìm mua rất khó, muốn mua phải đặt hàng trước đấy”. Hoặc, “lúa tẻ thơm của chúng tôi đã trở thành hàng hiệu, là quà quý đấy”.

Trao đổi về hàng hiệu của giống lúa này, bà Pịt Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Na Loi hào hứng: “Vì mùi thơm đặc trưng, dẻo và ngon của khẩu cháo hom, nên địa phương đang tiến hành xây dựng thương hiệu cho giống lúa. Khổ nỗi, lúa thơm nhưng khó tính lắm. Vì thế việc xây dựng thương hiệu cho khẩu cháo hom đang gặp không ít khó khăn”.

Theo tìm hiểu, chúng tôi biết khó khăn thứ nhất ở đây, là giống lúa "khẩu cháo hom" ít được bà con ưa trồng, vì tuy thơm ngon nhưng năng suất thấp hơn giống lúa truyền thống. Với giống lúa truyền thống, dân bản chỉ cần trồng một vụ nhưng ăn được cả năm. Giống lúa khẩu cháo hom chăm sóc tốt cũng chỉ đạt mức 1 tấn/ha.

Thứ hai, cây lúa "khẩu cháo hom" cao hơn 1m nên gặp gió bão là gãy xuống. Rất nhọc công nhưng khi lúa gãy là mất mùa. 

Giải thích về những sự khó khăn này, Chủ tịch xã Na Loi nói: Vì dân bản chưa có quyết tâm cao nên chính quyền địa phương có kế hoạch truyên truyền, vận động đồng bào, làm sao để giữ được giống lúa, rồi mới tính đến chuyện lớn lao hơn là xây dựng thương hiệu cho giống lúa. Hiện xã cũng đã làm tờ trình xin UBND huyện một ít kinh phí để giúp dân mua phân bón, tạo thêm không khí cho người dân yên tâm trồng lúa.

Hướng về sản phẩm đặc trưng

Nhìn những tấm ảnh chị em phụ nữ Na Loi căng tấm biển về "khẩu cháo hom" do bà Chủ tịch xã cung cấp, chúng tôi hiểu địa phương này đang vừa tự hào vừa đau đáu về việc xây dựng sản phẩm đặc trưng cho cây lúa ở vùng cao này.

Theo bà Pịt Thị Hà, Chủ tịch xã, năm 2018, xã Na Loi đã đề đạt nguyện vọng lên cấp trên nên Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã về để tìm hiểu về giống lúa, giúp bà con phương pháp xây dựng "khẩu cháo hom" thành một sản phẩm đặc trưng. Sau khi nghe ngóng, tìm hiểu giống lúa từ người dân đến chính quyền địa phương, đoàn cán bộ đã trồng thử nghiệm giống lúa này và đánh giá kết quả.

Người dân địa phương chuẩn bị lễ mừng lúa mới khẩu cháo hom
Người dân địa phương chuẩn bị lễ mừng lúa mới khẩu cháo hom

Trước mắt, đoàn công tác có những biện pháp giúp địa phương bảo tồn giống lúa quý này. Còn nguyện vọng của dân bản về hạ độ cao cây lúa để chống gãy đổ, và làm cách nào để tăng năng suất cây lúa như giống lúa truyền thống, thì đang được đoàn công tác tiếp tục nghiên cứu, vì lai tạo giống lúa thành công là một công trình khoa học không dễ dàng gì.

Đúng là “cái khó bó cái khôn”. Muốn xây dựng được sản phẩm đặc trưng từ giống khẩu cháo hom, chính quyền xã Na Loi cần phải thường xuyên vận động dân bản, bảo tồn tốt giống lúa và chờ đến kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để biến nguyện vọng xây dựng sản phẩm đặc trung từ giống khẩu cháo hom thành hiện thực.

Tại UBND huyện Kỳ Sơn, chúng tôi trao đổi thực tế giống "khẩu cháo hom' và nguyện vọng của dân  Na Loi, với ông Phò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện. Ông Rê cho hay, huyện biết chuyện này cũng đã lâu, nên mới có đoàn công tác của Sở KH&CN lên công tác. Riêng việc xã đề xuất huyện hỗ trợ một ít kinh phí để dân bản xây dựng sản phẩm đặc trưng, Ban Thường vụ Huyện uỷ sẽ bàn, huyện nghèo nhưng chắc chắn sẽ đáp ứng được.

Theo ông Rê, toàn huyện có 740 ha trồng lúa, thì xã Na Loi có 102 ha (chiếm 14%). Vì vậy, xã Na Loi được xem là “vựa” lúa vùng sâu, vùng xa (giáp Lào) của huyện. Trong đó, giống "khẩu cháo hom" ở Na Loi là rất đặc biệt, ít nơi trong tỉnh có giống lúa này. 

Nếu ý nguyện của dân bản và chính quyền địa phương xây dựng "khẩu cháo hom" là sản phẩm đặc trưng thành hiện thực, thì đây là một kết quả rất tốt. Huyện đang ủng hộ hướng đi này của Na Loi. Việc làm chỉ dẫn địa lý về khẩu cháo hom ở Na Loi là một dẫn chứng...